Page 361 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 361
diệt vi khuẩn nhưng sẽ không có khả năng diệt vi khuẩn với các bệnh nhân có
lượng sắt dư thừa (12).
4.2. K ẽ m
Giống như sắt, sự phân phối kẽm trong cơ thể thường ở trạng thái cấp tính
nhằm đáp ứng yêu cầu chốhg nhiễm khuẩn sẽ đưỢc thực hiện rất nhanh qua hệ
thống tuần hoàn vào gan, tuyến ức và tuỷ xương để tăng sự tổng hỢp liên kết nội
bào protein kẽm kim loại metallo thionein (intracellular zinc-binding protein
matallothionein (13) và được sự điều hoà phiên mã bởi IL-1 (14).
Kẽm còn có chức năng trong một số men phiên mã DNA và dịch mã RNA (15).
Thiếu kẽm có thể hạn chế sự tăng nhanh và phát triển tế bào vô tính trong đáp ứng
miễn dịch và dẫn đến nguy cơ dễ bị nhiễm trùng. Liên quan giữa trạng thái kẽm
cytokin miễn dịch và bảo vệ vật chủ trong cơ thể hiện còn nhiều điểm chưa rõ và số
liệu rất hạn chế. Trong khi IL-1 tác động tới metallothionen và chuyển dịch kẽm từ
huyết tương vào mô để sản sinh cytokine liên kết với màng tế bào điều hoà hệ
thông miễn dịch bao gồm IL-1, IL-2 và IFN thưòng phụ thuộc vào lượng kẽm (16).
Khảo sát tại nhiều nước đang phát triển với đối tượng trẻ em có nguy cơ suy
dinh dưỡng đã nhận thấy do lượng kẽm trong khẩu phần thấp đã tác động tới lượng
kẽm trong tóc, móng tay và huyết tương thường thấp hơn chỉ tiêu quy định, đã tác
động gây giảm miễn dịch và dễ mắc bệnh khi nhiễm khuẩn. Đặc biệt theo dõi trên
lâm sàng đã nhận thấy trong khẩu phần ăn thiếu kẽm đã gây chậm lốn, giảm năng
tuyến sinh dục suy giảm trong miễn dịch, dễ bị nhiễm khuẩn và dễ mắc bệnh về
ruột non, viêm da đầu chi ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra thiếu kẽm còn gây ra
hội chứng Down (Down’s syndrome), hội chứng rối loạn tâm thần do khuyết tật về
thể nhiệm sắc có chỉ số IQ thấp từ 50-60 và bệnh tế bào hình lưỡi liềm.
Trong cơ thể, kẽm có khoảng 200-400mg, tập trung ở xương và cơ, không có
lượng dự trữ, chủ yếu luân chuyển trong máu qua gan, do đó khẩu phần án nếu
không đủ kẽm sẽ gây thiếu kẽm nhanh chóng và thể hiện ở các mô và bạch cầu (18).
Theo dõi hiện trạng thiếu kẽm vối đôi tượng trẻ em bị suy dinh dưõng trong
cộng đồng nhìn thấy trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, thời gian phát bệnh ngắn, đặc biệt là ỉa
chảy khi lượng kẽm thấp trong huyết tương (19). Theo dõi bệnh nhân mắc AIDS
cũng nhận thấy lượng kẽm trong huyết tương thấp (20).
4.3. V ita m in A
Từ năm 1925 vitamin A đã được xem là vitamin chông nhiễm khuẩn (20). Theo
dõi trên động vật có lượng vitamin A thấp trong khẩu phần nhận thấy động vật dễ
bị nhiễm khuẩn hơn so với nhóm động vật có đủ lượng vitamin A (21). Ngoài ra
thiếu vitamin A sẽ gây giảm phân bào dẫn đến tăng sinh tế bào lympho làm chậm
sự tăng nhạy cảm ở da gây giảm thực bào, giảm tế bào độc hại T (T-cell cytotoxic)
và chức năng tế bào NK (NK cell íunction), giảm tăng sinh tế bào B (B-cell
proliíeration) và sản sinh kháng thể (22). *
Theo dõi trẻ em tại Nam Phi bị sởi, được bổ sung vitamin A nhận thấy lượng tế
bào tổng số lympho và kháng thể IgG đặc hiệu của sởi cao hơn đối chứng (23). Bệnh
353