Page 360 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 360

suy miễn dịch đã gây nhiễm khuẩn cao cho bệnh nhân và PEM được xem là kết quả
            của  khẩu phần  không đủ các thành phần dinh dưỡng và cơ thể bị  nhiễm khuẩn do
            chán  àn  và  rôl  loạn  trong  chuyển  hoá  (dị  hoá,  catabolism)  đã  gây  sự  thiếu  hụt
            protein,  glucid,  không đủ lượng lipid dự  trữ và  thiếu  các  chất vi lượng,  vitamin và
            vi khoáng (bảng 6.1).

               Bảng 6.1.  Khuyết tật miễn dịch và nhiễm khuẩn trong thiếu protein  nhiệt lượng (PEM)

              TT          Khuyết tật miễn dịch                  Phối hợp với vi khuẩn
             1      Tế  bào  đáp  ứng  T  (T-cell  Vi  khuẩn  nội  bào,  sởi,  bệnh  viêm  phổi  do  nấm
                     responses)                      Candida (Pneumocystis Candida)

             2       Khuyết tật kháng thể           Nhiễm  khuẩn  niêm  mạc  màng  nhầy,  vi  khuẩn
                                                     sinh mủ, nấm mốc.
             3       Khuyết tật bạch cầu trung tính  Vi khuẩn sinh mủ, vi khuẩn gram âm

             4       Khuyết tật bổ thể               Vi khuẩn gram âm

            4.  Một sô yếu tô vi lượng có tác dụng chống nhiễm khuẩn

            4.1.  Sắt (Fe)

                Phẫu  thuật  mở tĩnh  mạch (phlebotomy)  được xem  như là  một bưâc ngoặt trong
            lịch  sử về sự can thiệp trong điều trị phần lốn các bệnh  đau yếu  nhẹ không có liên
            quan tới mê tín bùa mê (prayer incantations),  cây thuốc và các bài  nấm  mốíc có giá
            trị  khác  (7).  Do  sử  dụng kỹ  thuật trên  và  lợi  ích  rõ  ràng đã  đạt  đưỢc  là  phát hiện
            trạng thái thiếu  sót trong cơ thể (8). Trong nhiều biện pháp hiện đại hơn,  kỹ thuật
            trao  đổi  truyền  máu  đã  đem  lại  lợi  ích  có  hiệu  quả  cho  một  sô' trường  hỢp  nhiễm
            khuẩn  đặc  biệt  như  bị  bệnh  nhiễm  falciparum  khi  bị  sốt  rét  nặng  hoặc  bệnh
            babesiosis (nhiễrp ký sinh trùng)  do kiếm tra được sô' lượng hồng cầu trong máu đã
            bị nhiễm ký sinh trùng.  Hiện vẫn còn có ý kiến trái ngược về việc có đem lại lợi ích
            hoặc  có  hại  khi  cung cấp  bổ sung  sắt  để  điều  trị  thiếu  máu  do  thiếu  sắt  với  vùng
            dân cư bị  suy  dinh  dưỡng do  nhiễm  bệnh  và  có  tỷ lệ  mắc bệnh  và  tử vong cao  (9).
            Theo dõi trong phòng thí nghiệm nhận thấy trên môi trường nuôi cấy nếu thiếu sắt
            sẽ  giảm  sự  phát triển  của  vi  sinh  vật  (10).  Đặc biệt  sắt còn  được  xem  là  tác  nhân
            chính tham  gia phản ứng chuyển hoá kim loại trong quá trình oxy hoá, peroxy hoá
            và tác động xúc tác cùng vối oxy để tạo thành phản ứng trung gian không bền vững
            có khả năng gây tổn thương màng tê' bào hoặc huỷ hoại DNA.
                Để tránh gây tổn thương và đảm bảo an toàn khi cung cấp oxy cho động vật có
            vú,  sắt trong cơ thể phải được liên kết chặt chẽ vối protein kim loại và enzym trong
             vận  chuyển  oxy  đã  được  sử  dụng  làm  năng  lượng  trong  chuyển  hoá  và  tổng  hỢp
             DNA.  Lượng dư thừa sắt tự do trong cơ thể sẽ đưỢc ngăn chặn do quá trình liên kết
             thành tran^ferrin, lactoferrin và íerritin (11).

                 Ngoài  ra  chức  năng  miễn  dịch  của  cơ  thể  có  thể bị  suy  giảm  do  các  phản  ứng
             gây  tổn  thương quá  trình  oxy hoá  và peroxy hoá khi có  lượng  sắt  dư thừa.  Lúc  đó
             các  bạch  cầu  trung  tính  sẽ  sử  dụng các  phản  ứng xúc  tác  sắt  để  sản  sinh  gốc oxy





             352
   355   356   357   358   359   360   361   362   363   364   365