Page 340 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 340

hoặc  hông  tràng  (jejunostomytube),  có  thể chia  thành  nhiều  bữa  ăn  nhỏ  có  lượng
             glucid cao, protein và lipid vừa đủ.

             6.3.  Ung  thư dạ dày: bệnh  nhân thường bị giảm  cân,  đau bụng,  chán  ăn,  mệt  mỏi,
             80-85% phải can thiệp phẫu thuật cắt bỏ dạ dày do di căn hoặc gây trở ngại khi ăn.
             Đảm bảo nuôi dưỡng cho bệnh nhân sau mổ dạ dày thường mới ăn đã no và không
             có khả năng ăn hết khẩu phần qui định,  nên dễ bị giảm cân do không đủ chất dinh
             dưởng.  Bệnh nhân ung thư dạ dày thường bị tiêu hoá hấp thu lipid kém,  thiếu sắt,
             calci, vitamin tan trong dầu,  thiếu acid trong dạ dày...  do đó trong điều trị cần chú
             ý đặc biệt khâu giáo dục cho bệnh nhân và gia đình cần làm giảm các yếu tô" tâm lý
             để làm dịu bớt cơn đau trong quá trình điều trị.  cần  chia khẩu phần ăn trong ngày
             thành  5-6 bữa có  lượng protein  cao,  lượng  lipid  vừa  đủ  và  giảm  lượng  glucid,  hạn
             chê ăn nhiều nưốc.  Giảm  lượng xơ tiêu hoá và bô sung thêm các vitamin tan trong
             dầu,  E,  D,  K, A và vitamin Bi2-  Vói bệnh nhân  ăn sữa  nếu không dung nạp  lactose
             có  thể  sử  dụng  dưới  dạng  sữa  chua.  Nếu  bệnh  nhân  không  quen  dùng  sữa,  cần
             thêm lượng calci dạng muối khoáng trên  Ig/ngày (1 0 ).
             6.4.  Ung  thư tuỵ: Triệu chứng chung cũng là  đau vùng bụng,  chán  ăn,  buồn  nôn,
             nôn,  giảm  cân  và  đôi  khi  tắc  nghẽn  ruột  tá  tràng  (duodenal  obstruction).  Ăn  có
             thể làm  tăng cơn  đau.  Trong sô" bệnh nhân bị  ung thư  tuỵ có  khoảng  10  -  12%  bị
             đái  tháo  đường  và  phụ  thuộc  vào  kích  thưóc  khối  u,  có  khoảng  10  -  35%  không
             phát hiện thấy lượng đường trong nước tiểu hoặc tăng glucose trong máu.  Sự kém
             dung  nạp  glucose  có  thể  làm  trầm   trọng  thêm  trạng  thái  cân  bằng  dinh  dưỡng.
             Nuôi dưỡng bệnh nhân ung thư tuỵ cần cung cấp  đủ nhiệt lượng và các chất dinh
             dưỡng để khôi phục trạng thái thiếu dinh dưõng.  Sử dụng loại đường oligosaccarit
             là  loại  đường  có  ba  hoặc  nhiều  monosaccarit  và  không  cần  tối  men  tuy  để  thuỷ
             phân trong cơ thể và chia ăn thành nhiều bữa để có thể tiêu hoá hấp thu hết khẩu
             phần (1 1 )

             7.  Dinh dưõng phối hợp trong một sô' biện pháp điểu trị tích cực bệnh ung thư

             7.1.  Hoá trị liệu, xạ trị liệu  ung  thu: ngoài biện pháp can thiệp phẫu thuật,  do hoạt
             tính  tác  dụng  của  thuốc  hoá  trị  liệu,  kể  cả  xạ  trị  liệu  ít  tác  động  chuyên  biệt  tói
             từng tê" bào ung thư,  nếu  quá trình điều trị  thường gây tác  động phản ứng phụ tới
             tê" bào chủ và luôn phụ thuộc vào tác dụng hoạt tính của thuốc, liểu sử dụng và thời
             gian  điều trị v.v...  đã  gây buồn  nôn,  nôn  và  cơ thể  mệt  mỏi,  ỉa  chảy,  chán  ăn,  đặc
             biệt khi  sử  dụng các  loại  thuốc  đặc  trị  mạnh.  Các  loại  thuốc  này  cũng có  thể  gây
             ảnh hưởng phụ tới phổi, thận, gan và tê" bào thần kinh...
                 Để giúp bệnh nhân nharih chóng hồi phục sức khoẻ và phối hỢp trong điều trị
             bệnh  đang ỏ giai  đoạn  phát  triển,  thường sử  dụng công  thức  nuôi  dưõng ăn  theo
             ốhg thông (EN  -  Enteral  Nutrition)  hoặc  qua  đường  tĩnh  mạch  (PN  -  Parenteral
             Nutrition) có bổ sung thêm các chất dinh dưõng cần  thiết như arginin,  glutamin,
             acid béo nhóm omega n-3 và RNA nhằm  đáp ứng sự tăng cường miễn dịch đốì vối
             bệnh  nhân ung thư.  Nhiệm vụ của  công  tác  nuôi dưỡng chủ yếu,  nhằm   không để
             bệnh  nhân  tiếp  tục thiếu  dinh dưõng mà  kết hỢp  hồi  phục các chức  năng chuyển
             hoá  chất  trong cơ  thể  và  làm  giảm  nhẹ  các  cơn  đau  trong  phát  triển  các  khối  u,
             ung thư.




             332
   335   336   337   338   339   340   341   342   343   344   345