Page 337 - Dinh Dưỡng Cận Đại
P. 337
3.8. Sán phẩm khối u kích thích sản sinh đơn bào
4. Sự tiêu hao năng lượng và chuyên hoá glucid, lipid, protein đối với bệnh
nhãn ung thư
Do bệnh nhân bị ung thư đều có khuynh hướng giảm cân ngay ở giai đoạn ban
đầu nên nhiều nhà khoa học đã xác định sự rất cần thiết phải kiểm tra sự tiêu thụ
năng lượng ở trạng thái nằm yên (REE- Resting Energy Expenditure) của bệnh
nhân ung thư bằng biện pháp kiểm tra gián tiếp nhiệt lượng theo giá trị dự đoán
bằng phương trình Harris-Benedict (5, 6 ). Khi kiểm tra REE nhiều tác giả đã nhận
thấy trong nhóm bệnh nhân ung thư .đường ruột dạ dày có một sô" bệnh nhân bị
giảm hoặc tăng chuyển hoá trong khi một sô" bệnh nhân khác vẫn chuyển hoá bình
thường. Một sô" tác giả lại nhận thấy không có sự khác nhau giữa REE của bệnh
nhân bị ung thư trực tràng và kết tràng. Đặc biệt trong nhóm bệnh nhân bị ung
thư giô"ng nhau, giảm cân nặng trung bình khoảng 17% và tiêu hao năng lượng ỏ
trạng thái nằm yên REE hàng ngày, thường cao hơn nhóm bệnh nhân mắc bệnh
không ác tính (belign disease) bị giảm cân nặng tương tự. Với bệnh nhân bị kiệt sức
do ung thư tuyến tuỵ cũng tăng lượng REE/kg/ngày. Khi cắt khổi u (tumor
resection) đã dẫn đến sự giảm REE sau phẫu thuật. '
* Chuyển hoá glucid: bệnh nhân ung thư thường dung nạp glucose kém, đặc
biệt trong giai đoạn, phát triển khối u. Sự kém dung nạp glucose là kết quả của sự
tăng đề kháng insuline cả nội, ngoại sinh và không sản xuất đủ insulin cho nhu cầu
chuyển hoá đường. Do đó trong bệnh nhân bị ung thư, tỷ lệ sản sinh glucose nội
sinh tăng cao và có liên quan đến giảm cân nặng cơ thể. Ngược lại giảm cân nặng
lại ảnh hưởng đến chuyển hoá tạo glucose (glucose turn over). Tỷ lệ oxy hoá glucose
tăng theo tỷ lệ phát triển khối u: 23,9% ỏ nhóm đối chứng; 32,8% ở giai đoạn mói
bắt đầu và 43,3% ở giai đoạn đã phát triển. Tại bảng 5.19: giới thiệu sự rốì loạn
chuyển hoá glucid liên quan tới thể ung thư đã phát triển (advanced cancer).
Bảng 5.19. Rối loạn chuyển hoá Glucid trong ung thư đã phát triển
Kém dung nạp glucose, kháng insulin.
Sản sinh insulin không bình thương và gây chậm trễ sự chuyển hoá glucose.
Tăng sản xuất glucose, tăng chuyển hoá tái tạo glucose và
Tăng hoạt tính của vòng Cori (Cori cycle activity).
Tại vòng Cori, glucose được giải phóng từ tế bào biểu mô sẽ chuyển hoá thành
lactat và được tái tổng hợp thành glucose trong gan.
* Chuyển hoá lipid: nhiều khảo sát đã xác định bệnh nhân bị ung thư thường bị
suy giảm chuyển hoá lipid kéo theo sự suy giảm protein làm tăng sự tiêu mõ
(lipolysis), tăng acid béo tự do và quay vòng glycerol (glycerol turn over), giảm sự
tạo mỡ và tăng lipid trong máu (thường ít gặp).
* Chuyển hoá protein: bệnh nhân ung thư bị giảm cân nặng, thương giảm khối
lượng phần thịt của cơ thể. Với bệnh nhân bị giảm 15,2kg trong 6 tháng sẽ bị giảm:
7,4kg là nưốc; 6,2kg là mỡ và l, 6 kg protein (7).
329