Page 185 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 185
được nhu cầu của công chúng ngày càng gia tăng về thông
tin và tri thức. Ví dụ như ngày 14 - 12 - 2004, mạng Google
đã thông báo ý định của mình là sẽ tiến hành sô' hóa hơn 15
triệu ấn phẩm để mọi người có thể tải về miễn phí từ trên
mạng'. Đây là một con sô' thật ấn tượng! Tuy nhiên trong
tương lai không xa, con sô' đó rất có thể sẽ nhanh chóng trở
nên lỗi thòi, bởi lẽ khả năng của công nghệ thông tin đang
tiến bộ hằng ngày, hằng giò. Các thư viện ảo xuất hiện ở
khắp nơi trên thế giới và chúng kết nô'i lại vối nhau thông
qua mạng internet và web để đem tri thức đến mọi nhà, sẵn
sàng phục vụ mọi người dân trên toàn hành tinh. Vì thế,
khả năng tiếp cận với kho tàng tri thức của loài người chắc
chắn sẽ còn lớn hơn nữa. Chính vì vậy mà nhiều người đã
nói mô hình tự đào tạo sẽ là một trong những mô hình chủ
đạo của giáo dục trong xã hội thông tin và tri thức.
Chúng ta đã biết rằng hình thức tự đào tạo đã tồn tại
từ lâu và ở thời nào cũng có. Tuy nhiên, phải đến thời đại
thông tin thì hình thức này mới phát huy được hiệu quả cao
nhất của nó. Lúc này, việc tự đào tạo mới có được những
công cụ hỗ trỢ đắc lực nhất và hiệu quả nhất. Nhò có công
nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, con người bắt đầu
phát triển mạnh hình thức học từ xa.
Theo Suliman Al-Hawamdeh và Thomas L. Hart^
không phải đến khi có mạng truyền thông toàn cầu thì mới
có hình thức học từ xa, mà thực ra nó đã xuất hiện tương
1. Theo UNESCO: Towards Knowledge Societies, Tlđd, tr. 66.
2. Xem Suliman Al-Hawamdeh và Thomas L. Hart; Iníormation
and knowìedge Society, Sđd, chương 7.
185