Page 183 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 183
tăng hơn bao giò hết, song hình thức học tập sẽ khác: vấn
đề không phải chỉ là học nghề ở một loại hình hoạt động
cụ thể, bởi điều này đã bị những tiến bộ của khoa học công
nghệ làm cho trở nên lỗi thòi. Trong một xã hội đổi mói, nhu
cầu vể tri thức là những nhu cầu tái diễn liên tục để tái tạo
các kỹ năng. Công tác đào tạo nghề sẽ buộc phải đổi mối.
Ngày nay, trình độ đầu tiên trước hết phải là năng lực xã
hội, và văn hoá đổi mới sẽ đòi hỏi ngay cả những trình độ
này cũng phải có hạn sử dụng về thòi gian, tức là để chông
lại sự trì trệ của các kỹ năng nhận thức và để đáp ứng một
nhu cầu không bao giò dứt về những năng lực mới.
UNESCO cũng cảnh báo rằng văn hóa đổi mới không
đơn thuần là vấn đề mô"t thòi thượng. Để hiểu đúng mọi
hiện tượng của văn hóa đổi mới, có thể lấy việc sáng tạo
nghệ thuật làm ví dụ minh họa. UNESCO cho rằng dưới tác
động tổng hỢp của các mạng lưới hệ thống, của toàn cầu hóa
và sự xuất hiện của các công nghệ mới, thì bản thân việc
sáng tạo nghệ thuật đang ở vào trình độ lộn xộn chưa từng
thấy. Với việc sử dụng thái quá tiếp đầu ngữ “hậu” trong
các diễn ngôn hiện nay (ví dụ việc lạm dụng khái niệm nghệ
thuật “hậu hiện đại”), thì trên thực tế chính cái quan điểm
bản chất luận về con người là cái hiện đang phải cúi đầu
chịu thuab
1. Điều này rất trùng hỢp với quan điểm từ láu của chúng tôi về sự
lạm dụng khái niệm “hậu hiện đại”. Xem bài của chúng tôi: “Chủ nghĩa
hậu hiện đại hay là hiện tượng chồng chéo khái niệm”, Tạp chí văn học,
số 9-2001; và Văn bọc nước ngoài, số 3-2002.
183