Page 180 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 180
hoặc dịch bệnh, hoặc những lề lốì thực hành tốt nhất'cho
phát triển bền vững,... không thể chỉ là công việc của riêng
các nhà khoa học, mà ở đây rất cần có sự tham gia của các
nhà hoạch định chính sách và những người ra quyết định.
Chính vì thế mà vấn đề đặt ra là phải huy động đưỢc
sự cộng tác của các tổ chức quốc gia và quốc tế để thực hiện
phương thức liên ngành. Bởi lẽ trên thực tế, việc thực thi
các dự án nghiên cứu liên ngành thường gặp phải những
cản trở từ phía khu vực thể chế chính trị. Đôl với các dự
án như trên, dứt khoát phải thực hiện một công tác giáo
dục liên ngành thì mới có thể đào tạo được các chuyên gia
đủ trình độ đáp ứng. Quan hệ cộng tác vì thế sẽ tỏ ra rất
hữu ích trong việc hỗ trỢ khoa học cho các nưốc đang phát
triển. Ví dụ chương trình hỢp tác giữa Hoa Kỳ vối Việt Nam
trong lĩnh vực công nghệ nano sẽ là một khởi đầu đầy hứa
hẹn cho sự tương tác khoa học. Theo dự án này, việc tài trỢ
cho nghiên cứu và đào tạo công nghệ nano ở Việt Nam sẽ
có một mục tiêu dài hạn là đào tạo hai triệu công nhân có
trình độ chuyên môn để tăng cường cho đội ngũ lực lượng
lao động mà chắc chắn sẽ trở nên cần thiết trên khắp thế
giối trước yêu cầu của ngành công nghiệp công nghệ nano
đang nổi lên.
Trong xã hội mạng ngày nay, người ta có thể tự hỏi rằng
liệu phòng thí nghiệm cộng tác có trở thành một trung tâm
mẫu mực cho việc sản xuất khoa học và sản xuất tri thức
nói chung hay không. Tuy nhiên UNESCO cũng cảnh báo
rằng, việc xây dựng phòng thí nghiệm ảo không đưỢc làm
cho chúng ta quên một điều là phòng thí nghiệm cộng tác
180