Page 176 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 176
châu Á đứng thứ 3 vói 26% năm 1992 và 32% năm 1999-
2000; và ở mức thấp nhâ't với khoảng cách biệt rất lớn là
châu Phi, châu Ấ - Thái Bình Dương và châu Mỹ Latinh,
vói các tỷ lệ tương ứng là xấp xỉ 1%, 1,2% và 5%'.
Tuy nhiên, nếu chỉ chú ý đến khâu nghiên cứu và triển
khai thì sẽ có nguy cơ dẫn đến thái độ coi trọng lợi nhuận -
một đặc trưng của xã hội thông tin ban đầu - và coi nhẹ sự
chia sẻ tri thức - một điều kiện cơ bản của xã hội tri thức.
Sự chia sẻ tri thức cần phải được thực hiện ngay ở khâu
nghiên cứu khoa học cơ bản. Vì thế, phát triển khâu nghiên
cứu khoa học cơ bản luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng của
một xã hội bền vững, đặc biệt là xã hội tri thức bền vững.
Việc cân đôi giữa nghiên cứu cơ bản vối nghiên cứu và triển
khai được UNESCO nhấn mạnh và cảnh báo rằng chỉ riêng
khâu nghiên cứu ứng dụng và đổi mói thì không thể đại
diện đưỢc cho toàn bộ hệ thống nghiên cứu và đổi mới.
Khái niệm “hệ thống nghiên cứu và đổi mới” đưỢc
UNESCO đưa ra để nhấn mạnh yêu cầu là các nước và cộng
đồng quốc tế phải luôn luôn chú trọng đến cả khâu nghiên
cứu cơ bản lẫn khâu nghiên cứu ứng dụng (tức nghiên cứu
và triển khai). Hai khâu này kết hỢp theo một cơ chế bổ
sung cho nhau chứ không thay thế nhau. Tầm nhìn dài
hạn của nghiên cứu cơ bản sẽ bổ sung cho tầm nhìn ngắn
hạn của nghiên cứu ứng dụng. Trong thập niên 1990, nhiều
nước tư bản đã khuyên khích khu vực tư nhân đầu tư vào
nghiên cứu ứng dụng, đổi mói công nghệ để đáp ứng yêu
1. UNESCO: Towards Knowìedge Societies, Tỉdd, tr. 100.
176