Page 184 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 184
Tình hình giáo dục hiện nay của nhiều nước, đặc biệt là
giáo dục đại học, theo hai nhà khoa học Nga G. E. Zborovski
và E. A. Shuklina, thì chưa phải là đã đáp ứng những yêu
cầu của xã hội thông tin. Hiện tại, chẳng hạn như nền giáo
dục của nưóc Nga, nó đang tụt hậu và xa vòi so với sự phát
triển hằng ngày của khoa học và công nghệ. Những tiến
bộ mới nhất của khoa học và công nghệ đã không đưỢc cập
nhật cho nội dung giáo dục. Tuy nhiên, hai nhà khoa học
này cũng đưa ra một quan niệm mang tính cân nhắc khi
hai người cho rằng nền giáo dục của xã hội thông tin không
nên quá chuyên sâu vào khoa học, nhưng cũng không tầm
thường và nhàm chán. Nó không thể quá chuyên sâu, bởi
lẽ nó cần phải có một sự đơn giản hoá nào đó, một sự thích
nghi nào đó cho phù hỢp với khả nặng nhận thức của các
tầng lớp sinh viên khác nhau'.
Và cũng chính vì nhò có công nghệ thông tin và truyền
thông mà khả năng của giáo dục ngày nay đưỢc mở rộng
hơn rất nhiều. Mô hình giáo dục trở thành mô hình mở,
tương tác, không còn là một mô hình mô phạm, khép kín,
mang tính một chiều đi từ giáo viên đến học sinh. Công
nghệ thông tin và truyền thông giúp người ta tự tiếp cận
với những tri thức mà mỗi người cần cho mình. Từ đó xuất
hiện một hình thức tự đào tạo, một hình thức giáo dục đang
ngày càng phổ biến và trở thành đặc trưng cho xã hội tri
thức trong tương lai. Vối sự phát triển như vũ bão của công
nghệ thông tin, khoa học và công nghệ đã có thể đáp ứng
1. G. E. Zborovski và E. A. Shuklina: “Education as a Resource of
the Iníormation Society”, Tlđd, tr. 47.
184