Page 144 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 144
PHRM Bá KHIÊM
đồ thập bát diệp Thánh Vương Ngọc phả cổ truyền/ Ngọc phả cổ
truyền vể 18 chi đời Thánh Vương triều Hùng” đã xác định vị trí
độc tôn dựng nước, sinh dân thuộc về các Vua Hùng.
Thời nhà Nguyễn, năm 1917 ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 âm
lịch hàng năm được chính thức hóa bằng pháp luật nhà nước.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ngày 18 tháng 2 năm 1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 22/SL-CTN cho công
chức, viên chức nghỉ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để
tham gia các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương, hướng vê' cội nguồn
dân tộc.
Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP
ngày 6 tháng 11 năm 2011 vể Nghi lễ nhà nước, trong đó có quy
định chi tiết nghi lễ tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm ( năm
tròn, năm chẵn, năm thường).
Năm 2007, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật lao động
cho phép người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương
trong ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.
Ngày 6 tháng 12 năm 2012 tại phiên họp lần thứ 7 ủy ban liên
Chính phủ của Công ước 2003 vê' bảo tồn văn hóa phi vật thể
(gọi tắt là UNESCO) đã công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ, Việt Nam” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 326 di tích thờ Vua Hùng
và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương ở Việt Nam.
Trong đó, huyện Lầm Thao: 46 địa điểm; huyện Phù Ninh: 54 địa
điểm; thành phố Việt Trì: 32 địa điểm; thị xã Phú thọ: 11 địa điểm;
huyện Đoan Hùng: 20 địa điểm; huyện Hạ Hòa: 9 địa điểm; huyện
Cẩm Khê: 38 địa điểm; huyện Tam Nông: 51 địa điểm; huyện
Thanh Ba: 23 địa điểm, huyện Thanh Sơn: 27 địa điểm; hiíyện Yên
lập: 15 địa điểm. Trong số các di tích ấy, Đền Hùng ỉà Trung tâm