Page 148 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 148
raỌM BÁ KMẺM
Theo cương vực phạm vi địa lý ấy, đây là 1 vùng đất cổ có dầy
đặc các di sản văn hóa (cả di sản vật thể và di sản ván hóa phi vật
thể). Dấu vết của các di chỉ khảo cổ học và di sản văn hóa dân gian
(Polklore) đã giúp ta nhận diện vế vùng đất được gọi là Kinh đô
Văn Lang ấy.
Chuyện xưa kể rằng: “Vua Hùng đi nhiêu nơi để tìm đất đóng
đô. Đi mãi nơi này, nơi khác mà chưa chọn được nơi nào hợp ý để
định đô. Mãi tới khi di tới một vùng đất, trước mặt có 3 con sông
tụ lại, 2 bên có Tản Viên, Tam Đảo chầu về, có đồi gẩn núi xa, có
ruộng đống tốt tươi, có cư dân đông đúc. Giữa miến đất đó lại
có một quả núi cao hẳn lên như đầu một con rồng lớn hướng vể
phương Nam, còn những dãy kia như những khúc của thân rông
uốn lượn. Vua cả mừng thấy nơi đầy núi non kỳ tú, đất tốt sông
sâu, cây cối xanh tươi. Đất có thế hiểm để giữ, có thế thoáng để
mở, có mặt đất rộng mà bằng phẳng cho muôn dán tụ hội. Vua
Hùng chọn là đất đóng đô. Đó là kinh đô Văn Lang xưa”.
(Nguyễn Khắc Xương ~ Truyền thuyết Hùng Vương,
Hội Văn nghệ dân gian Vĩnh Phú xuất bản năm 1974)
Trong nhiếu thư tịch cổ chép bộ Văn Lang thòỉi các Vua Hùng
dựng nước ở vào khu vực trung châu hợp lưu của 3 dòng sông lớn:
Sông Đà, sông Thao và sông Lô; bao gồm một vùng đất đai rộng
lớn từ thếm Ba Vì tới chàn Tam Đảo (gốm Phú lliọ, Vĩnh Phúc và
1 phần Hà Nội ngày nay). Địa bàn này chia ra làm 3 miền rõ rệt:
miền gò đồi đất giữa do thềm phù sa cổ được nâng lên bởi vận
động tạo sơn; miến đổng bằng màu mỡ do hợp lưu của 3 dòng
sông lớn tạo thành.
Trên vùng đất đó các nhà nghiên cứu đã làm xuất lộ và khai
quật trên 100 di tích khảo cổ học gồm đủ các giai đoạn văn hóa
từ Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đổng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn. Sự