Page 152 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 152
PHẠM Bá KHIÊM
kiến trúc như: Đển Hùng, đình Việt Trì; đình Lâu Thượng; đình
An Thái; đển Lang Đài; Thiên Cổ Miếu; di tích KCH Làng Cả; chùa
Hoa Long; chùa Đại Bi, đình Hùng Lô, đền Vân Luông... vừa có ý
nghĩa như một trung tâm chính trị - văn hóa lại vừa có ý nghĩa là
những trung tâm cộng cảm trong mỗi làng xã Việt Nam.
Trải qua nhiều đời nay, các di tích lịch sử vẫn gắn bó, tồn tại
cùng sự phát triển đi lên của đất nước, dân tộc và đóng một vai
trò mật thiết với đời sống văn hóa của cả cộng đổng. Sự tồn tại rất
lâu đời của thôn Việt Trì hay huyện Bạch Hạc xưa cũng như huyện
Hạc Trì; rồi thành phố Việt Trì ngày nay thì hình ảnh mái đình,
cây đa, giếng nước, cổng làng, cổng chùa,... đã hiển hiện như một
ý thức văn hoá của dân tộc, là bình diện tâm linh không thể thiếụ
được đối với mọi người dân từ khi chào đời đến khi nhắm mắt
xuôi tay vể với đất mẹ. Họ coi đó là tâm điểm để giải tỏa tinh thẩn
rất hữu hiệu, là nơi trao đổi tâm tư tình cảm giữa các thành viên
cộng đổng, là trung tâm cộng cảm giữa con người với các bậc siêu
nhiên. Hãy gạt đi lớp mù huyền thoại hoặc những giải thích mang
sắc màu của mê tín dị đoan, mỗi khi bước chân đến các di tích lịch
sử văn hóa mỗi người chúng ta đểu cảm thấy tâm hồn mình được
thanh thản hơn giữa cuộc đời trần tục. Mỗi khi đất nước bị lâm
nguy bởi ngoại xâm hay thiên tai tàn phá thì các di tích lịch sử còn
là điểm hội tụ, tập trung lực lượng, đoàn kết toàn dân thành một
khối vững chắc cùng nhau đánh giặc cứu nước, cùng nhau chống
thiên nhiên bảo vệ mùa màng.
Từ góc độ khoa học xã hội và nhân văn ta xác nhận di tích
lịch sử văn hóa có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình
đấu tranh sinh tổn và phát triển của quốc gia, dân tộc; và như vậy
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì những
nhân tố trên càng có ý nhĩa thực tiễn, đóng góp một phần quan
trọng thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hôi dân chủ,
công bằng, văn minh.