Page 151 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 151
ĐỀN 4 1 DNE VÀ TÍN NGữ0 NG Ttiờ CÚNG NÙNG VữŨNG
lễ rước (íhúa Gái ở Hy Cương, Chu Hóa; lễ hội rước ông Khiu,
bà Khiu ở Thanh Đình; lễ hội cướp bông, ném chài ở Vân Luông
(Vân Phú); đặc biệt là hát Xoan ở An Thái (Phượng Lâu), ở Kim
Đái, Phù đức, Thét (Kim đức) được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp... đã góp phần tạo nên sự
sống động của không gian văn hóa Việt Trì. Sự sống động ấy đã
làm thành một diện mạo văn hóa đặc trưng bản sắc dân tộc, có ý
nghĩa vô cùng quan trọng tạo nên diện mạo Việt Trì - Thành phố
Lễ hội vê' cội nguồn.
2. Hiện tại
Trong từng làng, xã, từng phường, từng đường phố, từng tên
đất của Việt Trì nay còn bao dấu tích lịch sử và truyền thuyết vê'
thời đại Hùng Vương dựng nước. Dù cho năm tháng dần qua đi,
sự thăng trẩm của lịch sử cũng sẽ qua đi, thiên nhiên luôn tàn phá
khốc liệt, một số di tích đã mai một, nhưng đất Việt Trì - đất cố đô
‘ vẫn còn mãi với những trang sử hào hùng, những hiện vật KCH vô
giá, những truyền thuyết, những tục truyền và những trang huyền
thoại, những di tích kiến trúc vể thời dựng nước.
Lịch sử chứng minh rằng: Cái tạo nên sức mạnh Việt Nam, bảo
đảm cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển, tự khẳng định
mình, vượt qua mọi thử thách của thiên tai và sự nô dịch cùa giặc
ngoại xâm... không chỉ riêng bằng của cải vật chất mà còn bằng
cả của cải tinh thấn. Những giá trị văn hóa, sự cố kết cộng đồng,
những chuẩn mực đạo đức trong đạo lý làm người, quan niệm
thống nhất giữa con người với thiên nhỉên,... là cả một kho tàng
di sản văn hóa vô giá đã được nhiều thế hệ người Việt Nam liên
tục lưu giữ và phổ biến cho đời sau. Kho tàng di sản văn hóa đó
được vật thể hóa bằng các di tích lịch sử. Đó là bức thông điệp nối
liền quá khứ - hiện tại - tương lai. Di tích lịch sử là biểu hiện cụ
thể nhất, đặc trưng nhất về bản sắc văn hóa dân tộc. Các di tích