Page 149 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 149
ĐỀN tíÙNG VÀ TÍN NGữSNG TNỀI CÚNG NÒNG VứỡNG
phát hiện di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên với niên đại các bon
phóng xạ hiện biết đã xác định văn hóa Phùng Nguyên tổn tại từ
đầu thiên niên kỉ thứ II, thậm chí là cuối thiên niên kỉ thứ III cho
đến giữa hay khoảng đầu nửa sau thiên niên kỉ thứ II trước Công
nguyên. Việc phát hiện này đã xác lập được nhận thức về việc hình
thành cái nôi đầu tiên của người Việt cổ, chủ nhân nền văn minh
sông Hồng. Có người đã tìm nguồn gốc dân tộc Việt ở văn hóa
Phùng Nguyên. Đặc biệt là qua những bộ nha chương đá được tìm
thấy ở di chỉ Phùng Nguyên ( Kinh Kệ - Lâm Thao) và ở Xóm Rền
(Gia Thanh - Phù Ninh) đến chiếc qua đổng trong sưu tập hiện vật
ở ngôi mộ táng tại Gò De (Thanh Đình - Lâm Thao); chiếc khóa
thắt lưng đổng hình 8 con rùa (Làng Cả - Việt Trì)... đã đặt ra
những giả thiết xác định quyển uy gồm oai quyến thống lĩnh, thủ
lĩnh chinh phạt và thần quyền, quyển lực của người đứng đẩu bộ
lạc - đất nước: Các Vua Hùng trong tâm thức văn hóa Việt Nam.
Cùng với việc chiếm lĩnh đồng bằng của cư dân Phùng Nguyên
đã để lại nhiều dấu vết của mình ở nơi hội tụ, vùng ngã ba sông.
Khu di tích khảo cổ học Làng Cả (Việt Trì) là một di sản, tài sản
văn hóa có vai trò đặc biệt của quốc gia. Làng Cả vừa là nơi cư trú
vừa là khu mộ táng thuộc văn hóa Đông Sơn lớn nhất hiện biết.
Phân tích bộ su’u tập hiện vật khai quật được tại khu di chỉ khảo cổ
học Làng Cả các nhà khoa học đếu thống nhất nhận định chung
đây là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa sầm uất và có tính
liên tục: Thời Hùng Vương - thời Bắc thuộc - thời phong kiến tự
chủ. Có thể truyền thuyết, thư tịch từng đề cập đến một kinh đô
của Nhà nước sơ khai thời Hùng Vương ở vùng ngã ba sông đã
hàm chứa một phần sự thật lịch sử.
Việc làm xuất lộ các di tích KCH thuộc giai đoạn văn hóa Phùng
Nguyên, Đổng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn đã chứng minh mối liên
hệ không gian văn hóa giữa Việt Trì - Đển Hùng - Phù Ninh và
Lâm Thao thời tiền sử.