Page 150 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 150

PHỌMBÓKHIÊIVI


       Trong mối liên hệ không gian văn hóa ấy còn phải kể đến xung
    quanh Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng có trên 130 di tích
    kiến trúc (trong đó ở Việt Trì là 32 di tích, ở Phù Ninh là 54 di tích
    và ở Lâm Thao là 46 di tích) là cái lõi tâm linh thờ tự Vua Hùng
    và các nhân vật lịch sử có liên quan đến thời đại Vua Hùng dựng
     nước  hiện  còn  được  bảo  tổn,  tôn  tạo  và  phát  huy tác  dụng.  Sự
    lan tỏa của các di tích KCH và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
    chính là sự phát triển của cư dân và văn hóa: Cư dân nông nghiệp
    và văn hóa bản địa - văn hóa phi Hoa. Đó là nét đặc trưng cơ bản
     nhất của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
       Không gian văn hóa của Việt Trì trong quá khứ còn là sự thăng
    hoa  của văn  hóa  dân  gian  (folklore).  Với  sự  dày đặc  các  truyền
    thuyết vế thời đại Hùng Vương, mà các truyền thuyết ở đây nhiểu
    khi được lịch sử hóa và nhân dân hóa đã hiện thân vào việc minh
    chứng cho sự tồn tại của lịch sử truyền thống và văn hóa dân tộc.
    Cha Lạc Long Quân đưa mẹ Âu Cơ vế núi Nghĩa Lĩnh sinh sống.
    Khi mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành trăm người con trai,
    Lạc Long Quân đã nhờ Tiên ông ở vùng ngã ba Bạch Hạc đặt tên
    và phân ngôi thứ cho từng người. Núi Nghĩa Lĩnh là nơi Vua Hùng
    tế trời và bàn việc nước. Gò Mã Lao (Minh Nông) là nơi Vua Hùng
    luyện quân tập ngựa bắn cung. Làng Minh Nông, chợ Lú - Làng
    Nú là nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa, làng Cẩm Đội (Thụy Vân) là
    nơi Vua luyện quân. Lâu Thượng, Lâu Hạ là nơi ở của vợ con Vua;
    ruộng Trẩm (làng Trầm -  Dữu Lâu) là nơi trổng lúa nếp thơm làm
    bánh chưng, bánh giầy; Thậm Thình là nơi dân làng giã gạo làm
    bánh dâng Vua cúng tế đất trời; Tiên Cát là nơi Vua Hùng thứ 18
    dựng lầu kén rể; Bến Gót là nơi có hòn đá còn in dấu chân Tiên
    ông; Dữu Lâu là nơi có làng trồng trẩu...
       Các  lễ  hội  truyến  thống:  Vua  Hùng  dạy dân  cấy lúa  ở Minh
    Nông; bơi chải ở Bạch Hạc; nẫu cơm thi, giã bánh giầy thi ở Mộ
    Chu Hạ; gói bánh chưng thi ở Minh Nông; lễ hạ điển ở Hy Cương;
   145   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155