Page 139 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 139

DỀN HÙNS VÀ TÍN NQtíỠNE THà eÚNE HÙNE VƠẼNẼ


       1,  Ca Trù của người Việt.

          Ca Trù có nhiểu tên gọi, theo từng địa phương,  Có nơi gọi là
       hát cửa đình, hát ả đào, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát
       nhà trò và hát ca công. Ca Trù là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời,
       độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam;
       gắn liển với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc,
       tư tưởng, triết lý sống của người Việt.
          Theo đánh giá của UNESCO: “Ca Trù đã trải qua một quá trình
       phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay; được biểu diễn trong không
       gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.
       Ca Trù thể hiện ý thức vể bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu
       diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ
       khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này
       đã duy trì các cộng đổng có  quan  hệ  mật thiết,  tạo  nên  nét  đặc
       trưng cho Ca Trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động của lịch sử xã
       hội nhưng Ca Trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị nghệ thuật
       đối với văn hóa Việt Nam”.

          Ca Trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể
       thơ riêng biệt. Hiện đã sưu tầm, khôi phục được 56 thể cách (gổm
       thể thức hoặc giai điệu khác nhau); kỹ thuật hát rất tinh tế, công
       phu như thể ca sỹ nắn nót, trau chuốt từng chữ; nhả chữ, nắn từ.
       Nhạc cụ được tinh giản với sự tương phản âm sắc đã  tôn vẻ đẹp
       của từng nhân vật (còn gọi là đào và kép) tham gia trình diễn.
          Đào ngổi giữa chiếu, vừa hát vừa gõ phách lấy nhịp; kép đệm
       đàn đáy cho người hát; quan viên ngồi cầm trống trầu (đánh trống).
          Theo thống kê của Viện Ậm nhạc Việt Nam, Ca Trù hiện còn
       hoạt động trên  đìa bàn  14 tỉnh, thành phố là;  Hà Nội,  Phú Thọ,
       Vĩnh  Phúc,  Bẵc  Ninh,  Hải  Dương,  Hưng  Yên,  Hải  Phòng,  Thái
       Bình,  Nam  Định,  Thanh  Hóa, Nghệ  An,  Hà Tĩnh,  Quảng Bình,
       Thành phố Hổ Chí Minh. Tại Viện âm nhạc đang lưu giữ được 7
   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144