Page 140 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 140

PHỌM BÁ KWẼM                                            40


    điệu múa và 42 bài bản Ca Trù.; 26 bản Hán Nôm; 25 cuốn sách vê'
    Ca Trù của người Việt.

       Tinh  Phú Thọ hiện  có  3  cầu lạc bộ  Ca Trù  đang duy trì hoạt
    động là câu lạc bộ  Ca Trù của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
    câu lạc bộ Ca Trù thành phố Việt Trì và câu lạc bộ Ca Trù xã Bình
    Bộ (huyện Phù Ninh). Mỗi câu lạc bộ có trên  10 người tham gia.
    Bà Phạm Thị Bang hơn 90 tuổi ở xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh là
    người duy nhất được công nhận là Nghệ nhân dân gian Việt Nam
    (do Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam công nhận năm 2005).

    2.  Hát Xoan Phú Thọ.
       Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình, Ca môn đình  (hát
    cửa  đình),  là  lối  hát  thờ  thần;  tương truyền  có  từ  thời  các  Vua
    Hùng.  Hát Xoan là loại hình dân  ca nghi lễ phong tục, với hình
    thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường biểu diễn vào
    dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng Đất Tổ Hùng Vương - Phú Thọ. Hát
    Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật
    thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại ngày 24 tháng’ 11 năm 2011.
       Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm định, hổ sơ Hát Xoan
    Phú Thọ  đã hội  đủ  các yêu  cầu  cần thiết  của UNESCO  để được
    công nhận là: tính giá trị, tính cộng đổng trong việc sáng tạo và
    truyển dạy từ đời này qua đời khác; sức sống mạnh mẽ của Hát
    Xoan cũng như cam kết bảo vệ nghệ thuật này không bị biến mất
    trong đời sống hiện đại.
       Hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ là một trong những hồ sơ nhận được
    sự ủng hộ tuyệt đối của Hội đồng khoa học xét duyệt sơ khảo và
    được UNESCO đánh giá là hổ sơ tốt nhất trong quá trình xét duyệt.
       Theo truyền ngôn thì Hát Xoan có từ thời các Vua Hùng dựng
    nước, diễn ra vào những ngày đẩu xuân, khi có hội hè, đình đám
    các làng kết nghĩa mời nhau đến hát và chúc xuân.
   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145