Page 18 - Cẩm Nang Pháp Luật Lao Động
P. 18

- Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, các thiết bị an
               toàn, vệ sinh lao động nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.
                       - Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao
               động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm; tham gia cấp cứu và khắc phục hậu
               quả tai nạn lao động khi có lệnh của NSDLĐ.
                       * Quyền hạn:
                       - Yêu cầu NSDLĐ bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động, trang bị đầy đủ
               phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn, vệ sinh lao động.
                       - Từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động,
               đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực
               tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu nguy cơ đó chưa được khắc phục.
                       - Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền  khi NSDLĐ vi phạm quy
               định  của  Nhà  nước  hoặc  không  thực  hiện  đúng  giao  kết  về  an  toàn,  vệ  sinh  lao  động  trong
               HĐLĐ, TƯLĐTT.

                       51- Trách nhiệm của NSDLĐ khi NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
                       - Phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu tại chỗ người bị tai nạn lao động, sau đó chuyển ngay đến
               cơ sở y tế.
                       - Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm nhiều người bị thương nặng
               phải giữ nguyên hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động và báo ngay với cơ quan thanh tra nhà
               nước về an toàn, vệ sinh lao động và cơ quan công an địa phương.
                       - Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị theo chuyên khoa. Sau khi điều trị, tùy
               theo danh mục các loại bệnh nghề nghiệp ít nhất cũng được khám sức khỏe 6 tháng 1 lần và
               được lập hồ sơ sức khỏe riêng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
                       - Khi xảy ra tai nạn lao động, phải tổ chức việc điều tra, lập biên bản có sự tham gia của
               đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Biên bản phải ghi đầy đủ diễn biến của vụ tai nạn lao
               động, thương tích nạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra tai nạn, quy trách nhiệm để
               xảy ra tai nạn, có chữ ký của NSDLĐ và đại diện BCH công đoàn cơ sở.
                       - Có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí y tế kể từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị
               xong cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đồng thời phải bồi thường:
                       + Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho NLĐ bị tai nạn lao
               động hoặc bị bệnh nghề nghiệp khi suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân
               nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của NLĐ. Trường hợp
               do lỗi trực tiếp của NLĐ thì được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ
               cấp lương (nếu có).
                       - Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người bị suy giảm khả
               năng lao động từ 5% đến 10%. Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì
               cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) mà không do lỗi của
               NLĐ. Trường hợp do lỗi của NLĐ, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức
               bồi thường đã quy định theo các tỷ lệ tương ứng trên.
                       - Trường hợp doanh nghiệp tuyển hoặc nhận người vào học nghề, tập nghề để làm việc
               tại doanh nghiệp, nếu trong quá trình học nghề, tập nghề xảy ra tai nạn lao động thì NSDLĐ có
               trách nhiệm bồi thường hoặc trợ cấp cho họ cũng với mức quy định như trên. Tiền lương để bồi
               thường hoặc trợ cấp là mức lương tối thiểu của doanh nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận
               của hợp đồng (nếu mức lương này cao hơn mức lương tối thiểu).





                                                                                                           18
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23