Page 23 - Cẩm Nang Pháp Luật Lao Động
P. 23
69- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện đối với những
nơi không có hội đồng hòa giải lao động cơ sở;
- Tòa án nhân dân.
70- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể:
- Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện đối với những nơi không
có hội đồng hòa giải lao động cơ sở;
- Hội đồng trọng tài cấp tỉnh, thành phố;
- Tòa án nhân dân.
71- Quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
* Các quyền:
- Đề nghị hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động tổ chức hòa giải
vụ tranh chấp lao động.
- Yêu cầu công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Ủy nhiệm bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của
mình trong quá trình giải quyết vụ án lao động.
- Khởi kiện, yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp lao động.
- Rút đơn khởi kiện hoặc thay đổi nội dung tranh chấp.
- Yêu cầu thay đổi thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, thư ký tòa án, người giám định,
người phiên dịch nếu có lý do hợp pháp.
- Yêu cầu tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ lợi ích cấp
thiết của mình.
- Phát biểu, tranh luận, đưa ra các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án lao động tại
phiên tòa xét xử.
- Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm.
- Yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của tòa án theo trình tự
giám đốc thẩm, tái thẩm.
* Các nghĩa vụ:
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ có liên quan theo yêu cầu của tòa án và
các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Phải có mặt theo giấy triệu tập của hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao
động hoặc của tòa án.
- Chấp hành đúng các quy định khác của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp lao động.
72- NLĐ có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết mà không nhất thiết phải qua
hòa giải tại cơ sở những tranh chấp lao động cá nhân như sau:
- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn
phương chấm dứt HĐLĐ;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ;
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với NSDLĐ;
- Tranh chấp về BHXH giữa NLĐ đã nghỉ việc theo chế độ với NSDLĐ hoặc với cơ quan
BHXH;
23