Page 24 - Cẩm Nang Pháp Luật Lao Động
P. 24
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa NLĐ với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
73- Quyền đình công của NLĐ:
- Sau khi tranh chấp lao động tập thể được hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết
mà tập thể lao động không đồng ý thì có quyền yêu cầu tòa àn nhân dân giải quyết hoặc đình
công;
- Việc đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi được quá
nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký;
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở cử đại diện nhiều nhất là 3 người để trao bản yêu cầu
cho NSDLĐ, đồng thời gởi một bản thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh, một bản thông báo
cho Liên đoàn Lao động cấp tỉnh. Các bản yêu cầu, bản thông báo phải được gửi trước thời điểm
đình công ít nhất là 3 ngày;
- Trong khi đình công, nghiêm cấm các hành vi bạo lực, hành vi làm tổn hại máy, thiết bị,
tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm phạm trật tự an toàn công cộng;
- Trong trường hợp xét thấy đình công có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân
hoặc an toàn công cộng, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định hoãn hoặc ngưng cuộc đình
công;
- Nghiêm cấm cản trở việc thực hiện đình công hoặc ép buộc người khác đình công;
nghiêm cấm mọi hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công hoặc lãnh đạo cuộc đình
công.
74- Điều kiện của cuộc đình công hợp pháp:
- Phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, trong phạm vi quan hệ lao động;
- Được những NLĐ tại một doanh nghiệp tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp đó;
- Tập thể lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh
mà không khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết;
- Tập thể lao động không hành động đơn phương chống lại NSDLĐ trong khi hội đồng
hòa giải lao động cơ sở và hội đồng cộng tài lao động cấp tỉnh đang tiến hành việc giải quyết
tranh chấp lao động;
- Việc đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi được quá
nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký;
- Ban chấp hành công đòan cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định về việc cử đại diện trao
bản yêu cầu cho NSDLĐ, gửi thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh, Liên đoàn Lao động cấp
tỉnh;
- Doanh nghiệp nơi tập thể lao động tiến hành đình công không thuộc danh mục doanh
nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh,
quốc phòng do Chính phủ quy định.
- Không vi phạm quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hoãn hoặc ngừng cuộc
đình công.
75- Hội đồng hòa giải cơ sở bao gồm:
- Hội đồng hòa giải cơ sở đươc thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở
hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời gồm có đại diện ngang nhau của bên NLĐ và bên
NSDLĐ. Số lượng thành viên của hội đồng do hai bên thỏa thuận.
24