Page 22 - Cẩm Nang Pháp Luật Lao Động
P. 22
CÔNG ĐOÀN
65- Thành lập tổ chức công đoàn:
- Những doanh nghiệp mới thành lập thì sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, công
đoàn địa phương, công đoàn ngành có trách nhiệm thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp
để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và tập thể lao động.
66- Trách nhiệm của NSDLĐ:
- NSDLĐ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đòan được thành lập.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thành lập và hoạt động công đòan tại doanh nghiệp.
- NSDLĐ phải cộng tác chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động theo
quy định. NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết để công đoàn hoạt
động.
- Khi NSDLĐ quyết định sa thải, đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người là ủy viên Ban
chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có sự thỏa thuận của Ban chấp hành công đoàn cơ sở; nếu là
Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có sự thỏa thuận của tổ chức công đoàn cấp
trên trực tiếp.
67- Cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp:
- NLĐ làm công tác công đoàn không chuyên trách được sử dụng một thời gian trong giờ
làm việc để làm công tác công đoàn và được NSDLĐ trả lương. Số thời gian này tùy theo quy
mô của doanh nghiệp và theo sự thỏa thuận của NSDLĐ và Ban chấp hành công đoàn cơ sở,
nhưng ít nhất không được dưới 3 ngày làm việc trong 1 tháng.
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG
68- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động:
- Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích có liên quan đến việc làm,
tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT và trong quá
trình học nghề.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập
thể.
- Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc sau:
+ Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên. Tranh chấp tại nơi phát sinh tranh
chấp;
+ Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn
trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật;
+ Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật;
+ Có sự tham gia của đại diện công đoàn và đại diện của NSDLĐ trong quá trình giải
quyết tranh chấp.
22