Page 16 - Cẩm Nang Pháp Luật Lao Động
P. 16

44- Nguyên tắc và điều kiện xử lý kỷ luật lao động:
                       - NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ;
                       - Khi xem xét kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện
               Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp;
                       - Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi NLĐ có nhiều
               hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với
               hành vi vi phạm nặng nhất;
                       - Không xử lý kỷ luật đối với NLĐ vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm
               thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
                       - NLĐ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác
               bào chữa;
                       - Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành văn bản;
                       - Cấm mọi hành vi xâm phạm cơ thể, nhân phẩm của NLĐ khi xử lý vi phạm kỷ luật lao
               động;
                       - Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
                       - Cấm xử lý kỷ luật vì lý do đình công;

                       45- Thời hiệu xử lý lỷ luật lao động:
                       - Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 3 tháng, kể từ ngày xảy ra vi
               phạm, trường hợp đặc biệt cũng không quá 6 tháng;
                       - Người bị khiển trách sau 3 tháng và người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương
               hoặc chuyển làm công việc khác sau 6 tháng kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương
               nhiên được xóa kỷ luật;
                       - Người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác,
               sau khi chấp hành được nửa thời hạn, nếu sửa chữa tiến bộ, thì được NSDLĐ xét giảm thời hạn;

                       46- Trách nhiệm vật chất đối với NLĐ:
                       - NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của
               doanh nghiệp thì phải bồi thường về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây ra thiệt hại không nghiêm trọng
               do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương, nhưng
               không quá 30% mức lương hàng tháng;
                       - NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu
               hao vật tư quá định mức cho phép thì tùy từng trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần
               hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất
               khả kháng thì không phải bồi thường;

                       47- Việc tạm đình chỉ công việc của NLĐ:
                       - NSDLĐ có quyền tạm đình chỉ công việc của NLĐ khi vụ việc vi phạm có những tình
               tiết phức tạp, nếu xét thấy để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi
               tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở;
                       - Thời hạn tạm đình chỉ công việc không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không
               được quá 3 tháng. Trong thời gian đó, NLĐ được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ
               công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, NLĐ phải được tiếp tục làm việc. Nếu NLĐ có
               lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động, NLĐ cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.
                       - Nếu NLĐ không có lỗi thì NSDLĐ phải tả đủ tiền lương và phụ cấp lương trong thời
               gian bị tạm đình chỉ công việc.




                                                                                                           16
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21