Page 263 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 263

khí  dung làm  giảm  sổ* lượng  dưỡng bào  đưòng hô hâp  ở những




                                                   đối  tượng hen.  Trong trường hợp của  bạch  cầu  ưa bazơ;  những





                                                   đốì  tượng  dị  ứng  có  tăng  số lượng  bạch  cầu  ưa  bazơ  trong  các




                                                   chất  xuất  tiết  mũi  và  sự  điều  trị  steroid  làm  giảm  rõ  rệt  sô"




                                                   lượng bạch cầu ưa bazơ ở những đối tượng hen đang ổn định và




                                                   những  đổì  tượng  bị  hen  kích  thích  bằng  kháng  nguyên.  Các




                                                   bạch cầu ưa bazơ chỉ hiếm khi tập trung một cách có chọn lọc ỏ




                                                   một vị trí tại chỗ trong mô. Nói chung trong các phản ứng chậm




                                                   thực  nghiệm,  các  bạch  cầu  ưa  bazơ  chỉ  chiếm  một  tỷ  lệ  nhỏ




                                                   trong tổng sô" các bạch  cầu  thâm  nhiễm.  Trong kích thích  mũi,





                                                   điều tri steroid tại chỗ ức chế sự huy động các bạch cầu ưa bazơ




                                                   đến trong phản ứng thì chậm. Đây không phải là một tác động có




                                                   chọn lọc của các steroid, do sự huy động các bạch cầu ưa acid và




                                                   trung tính đều cũng bị ức chế bởi sự điều trị tại chỗ bằng steroid.










                                                   2. Các mạch máu








                                                                  Tăng tuần hoàn máu và tăng tính thấm của các mạch máu



                                                   là hai thành phần  quan trọng của  phản ứng viêm,  vì  điều  này




                                                    giúp cho vận chuyển các tế viêm và các protein của huyết tương




                                                    đến  vị  trí  viêm  tại  chỗ  trong  mô.  Nhiều  chất  trung  gian  như




                                                   histamine và bradykinin có thể kích thích một cách trực tiếp sự



                                                    giãn mạch và tăng tính thấm của mạch.  Các prostaglandin như




                                                    PGE2 hoặc prostacyclin cộng hưỏng vói các chất trung gian trên




                                                    trong việc  làm  tăng  đưòng kính  mạch  máu.  Nhóm  thứ hai của




                                                    các chất trung gian như các tác nhân hóa ứng động (LTB4, C5a,




                                                    peptide  f-Met)  có thể làm  tăng tính  thấm  của  mạch thông qua



                                                    một cơ chế đòi hỏi sự có mặt của các bạch cầu trung tính và các




                                                    chất  chuyển  hóa  cyclooxygenase  của  arachidonic  acid.  Trong




                                                    trường hợp phù nề gây ra bởi các tác nhân hóa ứng động, sự kết




                                                    dính  bạch  cầu  vào  nội  mô  mạch  máu  có  thể là  một bước  quan




                                                    trọng trong phản ứng phù nề.






                                                                   Người ta đã chứng minh rằng các cytokine kích hoạt tế bào




                                                    nội  mô  mạch  máu  như ILrl  và TNF,  IFNy làm tăng tính thấm




                                                    của mạch.
















                                                                                                                                                                                                                                                                                     265
   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268