Page 146 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 146
thiểu nằm trong khoảng điều trị (therapeutic range) thì nồng độ
đỉnh điểm sẽ vượt quá 20 ng/ml và do vậy tăng nguy cơ có các
tác dụng phụ có hại. Nếu các triệu chứng hen thường xuất hiện
vào cuổì khoảng cách liều ỏ bệnh nhân có độ đỉnh điểm nằm
trong khoảng điều trị (10 - 20 ¿Ag/ml) thì chứng tỏ nồng độ tối
thiểu không đủ để kiểm soát triệu chứng. Những triệu chứng
này có thể bị loại bỏ bằng cách sử dụng loại thuốc hấp thu chậm
hơn nếu có, hoặc bằng cách chia tổng liều của một ngày bằng
như cũ hoặc hơn một chút thành các khoảng cách liền ngắn hơn,
nghĩa là tần sô' sử dụng thuốc tăng lên. Cả hai cách trên đểu cho
nồng độ trung bình như cũ nhưng khoảng cách giữa nồng độ
đỉnh điểm và nồng độ tối thiểu nhỏ hơn, như vậy có thể đạt được
sự ổn định đường hô hấp trong suốt khoảng cách liều lượng.
Nếu các thao tác liều lượng trên được áp dụng và nồng độ
thuốc trong huyết thanh không vượt quá 20 lig/ml thì các triệu
chứng phụ rất hiếm gặp (xem bảng 1). Thậm chí ở những bệnh
nhân người lớn, đôi khi có sự không dung nạp thuổc tuyệt đối ỏ
các nồng độ trong khoảng điều trị. Ngược lại, rất hay gặp sự
không dung nạp nhất thời khi sử dụng các liều lương ban đầu
cao mà không theo chế độ tăng dần liều lương.
Một khi đã thiết lập được chế độ liều lượng để duy trì nồng
độ huyết thanh trong khoảng điều trị thì việc đo nồng độ kiểm
tra chỉ cần tiến hành nhắc lại hàng năm ồ người lớn vì sự loại
thải, nồng độ trong huyết thanh và nhu cầu liều lượng thường
ổn định trong một thòi gian dài. ở trẻ em do sự phát triển cơ thể
nhanh nên cần đo lại nồng độ 6 tháng 1 lần. Các yếu tố khác
như : điều trị đồng thời các thuốc khác như cimetidine, ngừng
hút thuốc (bỏ thuốc lá), có sốt kéo dài hoặc có thay đổi trong
chức nảng gan và tim đều có ảnh hưỏng đến sự loại thải thuốc
và cảnh báo về sự cần thiêt phải đo nồng độ thuốc trong huyết
thanh thưòng xuyên hơn.
148