Page 171 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 171
Xll. Tủ sách "Việt Nam - đất nước, con nguôi".
chúa Trịnh như sau:
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngáy còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cán câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?...
Chúa Trịnh đọc thơ biết khó lòng lôi kéo được họ Đào,
nhung thấy bài thơ chưa có câu kết, ý còn bỏ ngỏ, nên vẫn
nuôi hi vọng, bèn cho người đem lễ vật hậu hơn, cầm thư chúa
vào gặp Đào Duy Từ lần nữa.
Lần này, ông mới viết nốt hai câu kết gửi ra, để trả lời dứt
khoát việc mời mọc của chúa Trịnh. Hai câu đó như sau:
Có lòng xin tạ on lòng
Đùng đi lại nũa mà chồng em ghen!
Từ đấy Đào Duy Từ ở lại giúp chúa Nguyễn ổn định và
phát triển vùng đất miền trong, mở mang bờ cõi đất nước ta
cho đến lúc qua đời. ông đã đem tài trí của mình cống hiến
cho xã hội về nhiễu lĩnh vực. ông là một nhà quân sự tài ba,
kiến trúc sư xây dựng lũy Trường Dục ở Phong Lộc và lũy
Nhật Lệ ở Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình, để chống lại các
cuộc tấn công của quân Trịnh. Lũy Nhật Lệ còn gọi là lũy Thầy
(vì chúa Nguyễn và nhân dân Đàng Trong tôn kính gọi Đào
Duy Từ là Thầy). Lũy này được hoàn thành năm 1Ó31, có chiều
dài hơn 3000 trượng (khoảng hơn 12 km), cao 1 trượng 5 thước
(khoảng 6 m), mặt lũy rất rộng (voi có thể đi lại được) cứ cách
một quãng lại xây pháo đài để đặt súng thần công. Chiến lũy
này có vị trí gần khe, dựa vào thế núi, chạy dài suốt cửa biển
Nhật Lệ, trông giống hình cầu vồng, có tác dụng chặn được
bước tiến của quân Trịnh trong hàng trăm cuộc giao ưanh.
H o à n g K im (Sưu tẩm và tuyển chọn)