Page 169 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 169
170 Tu sách 'Việt Nam - đất nuùc, con người'..
không đi nữa. Khám lý Trần đi trước, ngoảnh lại thấy con rể
bỏ về, sợ khiếp đảm, liền níu lại quở trách:
- Con làm thế này thì tội phạm thượng sẽ trút lên đầu cha
cả thôi!
Duy Từ đáp:
- Thưa cha, vì con thấy chúa đang trong tư thế đi dạo với
các cung tần mỹ nữ, chứ không có nghi lễ gì gọi là tiếp đón
khách hiền. Nếu con lạy chào tất phạm vào tội khinh vua.
Nghe con rể nói vậy, ông bố vợ lại càng thất kinh, cáu
kỉnh cầm tay Duy Từ bắt trở lại ngay, để lạy chào chúa, không
được để chúa phải chờ. Nhưng Duy Từ vẫn dùng dằng không
chịu nghe lời.
Từ xa, Sãi Vưong đã để ý quan sát thấy tất cả, biết Đào
Duy Từ là kẻ tàl giỏi thực, tính khí khái, chứ không giống
nhũTig bọn tầm thường, chỉ cốt quỵ lụy, được ra mắt chúa,
hòng tiến thân để kiếm chút bổng lộc, chức tước mà thôi. Chúa
bèn quay vào nội phủ, thay đổi áo quần và bảo thái giám đem
áo mũ ban cho Duy Từ, rồi vời vào sảnh đường tiếp kiến.
Kể từ buổi đó, Đào Duy Từ được chúa Sãi Vưong tin yêu,
trọng vọng, tôn làm quân sư, luôn ở cạnh chúa để bàn bạc việc
quốc gia trọng sự. ông được phong chức Tán trị, tước Lộc Khê
hầu, nên người đời vẫn quen gọi ông là Lộc Khê.
4. Tài năng đưực thi thố
Năm 1627, chúa Trịnh Đàng Ngoài muốn bắt họ Nguyễn ở
Đàng Trong thần phục, bèn cử đoàn sứ giả mang sắc vua Lê
vào phong cho Sãl Vuơng và đòi lễ vật cống nạp. Chúa Sãi
không chịu, nhưng bề ngoài chưa biết xử trí ra sao, bèn hỏi ý
kiến Lộc Khê Đào Duy Từ. Theo một sô' tư liệu, thì chinh Duy
Từ là người khuyên chúa bước đầu cứ nhận sắc phong, rồi sau
sẽ tìm kế đối phó.
A