Page 164 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 164

Các đại công thần trang lịch sử Việt Nam 165


        theo  bọn  tôi  tớ?  Quả  lão  phu  có  mắt  cũng  như không.  Có  tội
        lắm! Có tội lắm!

            Từ đó chủ nhà may sắm quần áo mới xem Duy Từ là khách
        quý, mòi ngồi giảng học, đối đãi hết sức trọng vọng.
            2 . Đổi họ để đi thi
            Đào  Duy  Từ vốn  người  Đàng  Ngoài,  quê  gốc  ở làng  Hoa
        Trai, nay  thuộc xã Nguyên  Bình,  huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
        Bố là Đào Tá Hán, trước làm lính cấm vệ trong triều, thòi Lê -
        Trịnh.  Một  hôm,  nhân  lúc  nổi  hứng,  Tá  Hán  đã  sáng  tác  bài
        thơ ca ngợi chúa Trịnh như sau:
                    Trang quốc sử ai bằng Trịnh Kiểm
                    Tỏ thần uy đánh chiếm hai châu
                    Thẳng đường rong ruổi vó câu
                   Phù Lê,  diệt Mạc trước sau một lòi...
            Tá Hán liền bị quy là phạm thượng, trong thơ dám nói cả
        tên  húy của chúa là Trịnh Kiểm, ông bị tội phạt đánh đòn  20
        roi và bị đuổi về nhà làm dân thường.

            Nhờ có  tài đàn  hát nên Tá Hán  bèn đi  theo  một gánh  hát
        để  kiếm  sống  và  ít  lâu  sau  đã  trở thành  kép  hát tài  giỏi,  nổi
        tiếng khắp vùng.

            Có  lần, gánh  hát đến  diễn ở làng Ngọc Lâm trong  huyện.
        Đào Tá Hán trọ trong nhà vị tiên chi của làng này là Vũ Đàm.
        Ông tiên chỉ họ Vũ có cô cháu gái là Vũ Thị Kim Chi đem lòng
        yêu Tá Hán. Lúc đầu Tá Hán sợ phận mình nghèo khổ, khó kết
        thành  vợ  chồng.  Nhưng  sau  khi  nghe  người  nhà  vị  tiên  chỉ
        thuyết phục rằng cô Chi có sẵn vốn  liếng làm ăn,  không phải
        lo nghèo chẳng nuôi nổi vợ, nên Tá Hán nghe theo.
            Họ làm lễ thành hôn rồi mua đất, dựng nhà ở Hoa Trai, sau
        hơn một năm thì sinh ra Đào Duy Từ. Khi Duy Từ lên năm, chẳng
        may bố bị bệnh mất. Người mẹ chịu ở góa, một mình ngược xuôi
   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169