Page 166 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 166
Các đại cồng thần trong lịch sử Việt Nam 167
cho tri huyện Ngọc Son trừng trị những kẻ liên đới.
Luật lệ thời đó quy định xử phạt rất nặng những ai dám
phạm vào quy chế thi cử. sắc chỉ vua Lê về các kỳ thi Hưong
đã ghi: "Nếu người nào mà bị nghi gian thì bắt giữ đích thân
đem việc tâu lên đê trên xét". Vì thế, ngay sau đó, Đào Duy Từ
đã bị giam giữ, xét hỏi.
ở quê bà Vũ Thị Kim Chỉ cũng không tránh khỏi sự truy
xét. Bà vừa lo cho tinh mạng của con, vừa oán giận sự khắc
nghiệt, bất công của triều đình, nên đă phẫn uất đi đến tự tử.
Duy Từ biết tin mẹ mất, nhưng không được về chịu tang,
thưong cảm quá thành bệnh ngày càng nguy kịch.
Chính trong thời gian Đào Duy Từ gặp cảnh ngộ éo le này,
thì chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613), cát cứ ở Đàng Trong,
đang làm chuyến du hành ra Bắc với mục đích chúc mừng
chúa Trịnh diệt được họ Mạc, luôn thể dò la tình hình của xứ
Đàng Ngoài và thăm viếng phần mộ của cha ông xây cất ở
vùng Tống Son (nay là huyện Hà Trung), Thanh Hóa.
Nguyễn Hoàng có đến thăm Thái phó Nguyễn Hữu Liêu nên
tinh cờ nghe đuợc chuyện ông này kể về tài năng và số phận hẩm
hiu của ngưòi học trò nghèo Dào Duy Từ. Chúa Nguyễn đang
nuôi ý đồ xây dựng cơ nghiệp riêng ớ Đàng Trong nên muốn
"chiêu hiền đãi sĩ" lôi kéo ngưòi tài xứ Bắc về mình. Vì thế, khi
biết chuyện Duy Từ, chúa đem lòng ái mộ, cảm mến, ngầm giúp
Từ tiền bạc để sinh sống, chạy chữa thuốc men.
Giai thoại dân gian kể rằng, trước lúc trở về Đàng Trong,
Nguyễn Hoàng đã đến thăm Đào Duy Từ. Chúa chợt thấy trên
vách buồng Duy Từ đang ở có treo bức tranh cầu hiền vẽ ba
anh em Lưu Bị thời Tam Quốc bên Tàu lặn lội tìm đến đất Long
Trung để vời đón Gia Cát Lượng là một bậc hiền tài.
Nguyễn Hoàng bèn chỉ lên bức tranh, tức cảnh đọc mấy
câu thơ để tỏ lòng cầu hiền của chúa và cũng để dò xét tâm ý