Page 170 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 170
. Các đại công thần trong lịch sử Việt Nam 1 71
Ba năm sau, thấy thòi cơ thuận lợi, bấy giờ Lộc Khê mói bàn
với Săi Vuxmg, sai thợ làm một chiếc mâm đồng có hai đáy, bỏ
sắc vua Lê phong kèm với một tờ giấy có 4 câu chữ Hán vào giữa,
rồi hàn kín lại. Trên mâm cho bày nhiều lễ vật hậu hĩnh, rồi cử
sứ giả mang ra Thăng Long, để tạ ơn vua Lê, chúa Trịnh.
Triều đình Đàng Ngoài nhận được mâm lễ vật tỏ ý ngờ
vực, bèn cho khám phá bí mật ở phía trong và cuối cùng họ đã
phát hiện chiếc mâm có hai đáy. Khi đem đục ra thì thấy có
sắc vua phong dạo trước và tờ giấy viết bốn câu chữ Hán sau:
Mău nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tăm trường
Lực lai tương địch
Thoạt đầu, chúa Trịnh và cả đình thần không ai hiểu bốn
câu trên ngụ ý gì. Sau chúa phải cho vời viên quan thông thái
nhất triều vào hỏi, thì mói vỡ lẽ rằng, trong chữ Hán, chữ
"mâu" viết không có dấu phết thì thành chữ "dư". Chừ "mịch"
mà bỏ chữ "kiến" thì là chữ "bất". Chữ "ái" nếu viết thiếu chữ
"tâm" thì ra chữ "thụ" và chữ 'Tực để cạnh chữ "lai" sẽ là chữ
"sắc". Gộp cả bốn chữ mới lại thành câu: "Dư bất thụ sắc",
nghĩa là "Ta chẳng chịu phong".
Chúa Trịnh thấy họ Nguyễn chối từ, trả lại sắc phong
bằng một mẹo kế tài tình, thì vừa tức giận, vừa phục tài, bèn
cho dò la và biết đuực đều do Lộc Khê Đào Duy Từ bày đặt ra
cả. Chúa tính kế làm sao để lôi kéo Lộc Khê bỏ chúa Nguyễn
Đàng Trong về với triều đình Lê - Trịnh Đàng Ngoài.
Chúa lập muu sai người mang nhiều vàng bạc bí mật vào
biếu Đào Duy Từ, kèm một bức thư riêng để nhắc ông rằng tổ
tiên, quê quán vốn ở Đàng Ngoài, nếu trở về sẽ được triều đình
trọng vọng, cho giữ chức quan to.
Đào Duy Từ đã trả lại quà tặng và viết bài thơ phúc đáp