Page 176 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 176

. Các đại công thần trong lịch sứ Việt Nam 177

            Riêng  tại  Trấn  Biên  dinh,  nhóm  kiều  dân  thôn  Bình
        Hoành, phía Tây Nam  Châu Đại  Phô' (Cù  Lao Phố),  để ghi  lại,
        nhớ m   cụ đã khai thôn,  lập ấp, cũng có lập đền thờ “Lễ Công
        Tráng  Hoàn  Hầu”  trên  bờ sông  Phước Long giang  (sông Đồng
        Nai), noi địa điểm tổng hành dinh cũ. Mặt tiền đền ngó xuống
        sông,  lấy  gành  đá  làm  thuỷ  thành.  Đêm  sáng,  dân  hạ  bạc
        quanh vùng thường  nghe thấy có  cặp cá Dược, gáy  to lớn,  lội
        đến  trước  đền  vùng  vẫy,  khi  lặn,  lúc  nổi,  nhảy  qua  thác  đá,
        vượt con sóng to và cho là cá hầu trực, lạy múa.
           Năm  1788, khi Tây Son chiếm đóng Biên Hùng, đền bị bỏ
        hưong tàn, khói lạnh. Năm Nguyễn Trung hưng, vua Gia Long
        chu  cấp  cho  10  từ  phu  để  trông  nom.  Thường  năm  đến  tiết
        xuân  lại  được  chuẩn  cấp  công quỹ để  làm  lễ  tế.  Năm Tự Đức
        thứ tư (1851),  Biên  Hòa tỉnh  thần  là  Bố chánh  Ngô Văn  Địch
        tư sớ tâu trình, đền dựng lâu nên mục nát, đất lại bị ngọn nước
        xoi  lở.  Triều  đình  lại chu  cấp  tiền  bạc  để cất  lại  phía  sau,  từ
        nền  cũ  lui  vào  trong  10  trượng.  Hiện  đền  thờ Lễ  Công Tráng
        Hoàn  Hầu  Nguyễn  Hữu  Kính  (Cảnh)  hãy còn,  nhưng được tái
        thiết theo  lối  kiến  trúc  mới, dân  địa phưong gọi  là đình  Bình
        Kính thuộc xã Hiệp Hòa (Cù Lao Phố).  Ấp Bình Kính này được
        thành  danh,  có  phải  chăng  các  bậc  kỳ  hào  trưởng  lão  ghép
        Bình (chữ đầu của thôn Bình Hoành) và chữ Kính (chính danh
        của cụ) để tôn xưng? Đi trên cầu gành (4 mống), từ Sài Gòn về,
        bên phải, có thể trông thấy rõ Đình. Tại đình còn  lưu giữ một
        bộ áo  mão và hia cũ, đựng trong một tủ kính  nhỏ để thờ. Đặc
        biệt ở trước sân đình, có  hai cây cổ thụ giao tàng, hai cành to
        của hai cây dính liền nhau. Mỗi năm, đến ngày  16 tháng 5 âm
        lịch  là lễ giỗ cụ, đồng  bào trong  ấp  làm  lễ  tế thần  linh Cụ để
        cầu an cho bá tánh. Cũng tại thôn Bình Hoành ngày xưa là chỗ
        đặt quan  tài  Cụ  lúc đình  cữu và  mai táng,  nhóm  kiều  dân  có
        đắp một ngôi  mộ.  Mộ  ấy  nay được trùng tu, vẫn còn tồn tại ở
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181