Page 180 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 180
. Các đại công thần trong lịch sứ Việt Nam 181
Cuộc tấn công này lại dược cái may lá gió và nước triều bấy
giờ đang thổi mạnh. Đúng 10 giờ 30 (đêm rằm tháng giêng nám
Tân Dậu, tức 27 tháng 2 năm ỉ 801), Nguyễn Văn Trương bắn phát
đại bác đầu tiên để ra lệnh tấn công khắp mọi nơi.
Hai mươi sáu chiến thuyền chèo phóng lửa đốt sạch mọi
thứ trên bãi cát. Đạo binh 1.200 người của (quân) Nguyễn, lưỡi
lê tuốt trần nấp ở các hâm hô' dưới cát, vừa đánh vừa bắn đại
bác lên bờ. Quân Phú Xuân (túc quăn Tây Sơn) bị đánh bất
thình lình rối loạn chết hại khá nhiều.
Đồn Tây SoTì ở Tam Tòa sơn, ở bên phái cánh quân tấn
công, chuyển một hỏa lực kinh khủng bắn xuống các thuyền
chèo tay của Nguyễn vương khi đó vào đúng tầm súng. Võ Di
Nguy bị một phát đạn bay đâu liền...
Dù chỉ một mình, Lê Văn Duyệt vẫn liều mạng thúc binh
tiến lên rồi cho nổi hỏa công, lửa theo gió tạt vào, đến 4 giờ
sáng, thì các chiến hạm của Phú Xuân đều ra tro, thuyền lớn
thuyền nhỏ đến quá trưa mới tắt lửa... Đây là trận thủy chiến
dữ dội nhất, đáng được gọi là “võ công đệ nhất" trong thời
phục nghiệp của nhà Nguyễn.
Sau trận chiến, thi hài Võ Di Nguy được chuyển về Gia
Định chôn cất và được sắc phong là: "Tá mạng công thần, đặc
tấn Thượng trụ quốc Thiếu bảo Quận công", thụy là Trung túc
(trung thành và đầy vinh dự).
Năm Gia Long thứ sáu (1807), Võ Di Nguy được nâng lên
hàng nhất phẩm, được cấp mộ phu.
Sang đòi Minh Mạng (1824), được thờ noi Thế miếu.
Năm Minh Mạng thứ 12 (14 tháng 12 năm 1831), được
truy tặng thêm danh hiệu, đổi tên thụy là Tráng Túc (dõng
mãnh và cung kính) và tước Bình Giang Quận công.
T h eo Wikipedía