Page 182 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 182

. Các đại công thần trong lịch sử Việt Nam 183


         Xiêm đánh tan quân Miến Điện ờ Sài Nặc (trên đất Xiêm), vua
         Xiêm thán phục trở về đem vàng, lụa đến tạ, lại ngỏ ý một lần
         nữa  giúp  quân  cho  Nguyễn  Ánh  thu  phục Gia  Định.  Nguyễn
         Ánh triệu chư tướng hội bàn, ông tâu rằng: "Vua Thiếu Khang
         chỉ một lũ' còn dựng được cơ đồ nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh mà
         thừa chỗ sơ hờ thì việc có thể làm được, lính  Xiêm tàn  ngược,
         không  nên  nhờ họ giúp,  nếu  nhờ binh  lực  họ  mà  thành  công
         lại có sự lo sau, không bằng cứ yên tĩnh để chờ cơ hội là hơn".
         Vua cho là phải, nên việc ấy bèn thôi‘^’.
             Năm Đinh  Mùi  1787,  vào  mùa  thu,  Đại  Nam  liệt  truyện,
         Chính  Biên-Sơ Tập,  quyển  21,  trang  339  ghi:  "...trận  đánh  ờ
         Mỹ Tho,  quân  ta thất lợi.  Hoặc có  người  bảo Thành về ẩn  quê
         nhà,  để  đợi  thời  cơ.  Thành  nói  rằng:  "Nghĩa  cả  vua  tôi  sống
         chết vẫn theo đi, sự thành bại nhờ trời, ta đoán trước sao được,
         và  nhân  bị  quở mà  đi,  nhân  thua  mà  trốn  là  phản  phúc,  tiền
         nhân ta không làm thế.”.
             Năm Tân  Dậu  1801,  ông  lãnh  ấn Khâm  sai  Chưởng  Tiền
         quân, Bình Tây Đại tướng quân, tước Quận công.

             Ồng là ngưòi "biết chữ, hiểu nghĩa sách, biết đại thể, ở trong
         chư tu^ó^ng, vua trọng Thành hơn cả, không cứ việc lớn việc nhỏ
         đều hỏi để quyết đoán. Mỗi khi ông đến chầu vua cho ngồi thong
         dong  hỏi  han,  ông  cũng  đem  hết  sức  hiểu  biết  tiềm  tàng,  tình
         hình ngoài biên, sự đau khổ của dân, kế hoạch nhà nước, muu kế
         việc binh, biết điều gì là nói hết, cũng nhiều bổ ích"''*’.

             Về tài cầm  binh, Tiền quân  Nguyễn  Văn Thành  là vị tướng
         "phân  tích  kỹ  lưỡng, đâu là điểm  mạnh, đâu  là thế yếu, rồi mới
         quyết đoán, lúc tiến, khi lui nhằm giám thiểu hao tổn tu^ớng sĩ”'^'.



          Đại Nam thực lục chinh hiên, Đệ Nhất Kỳ, quyến II, trang 225
         ''' Đại Nam liệt truyện, Chinh Bién-Sơ Tập, quyển 21,trang 409-411
          Thanh Long - Đường về cội nguồn.
   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186   187