Page 184 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 184

. Các đại công thần trong lịch sử Việt Nam 185


         Vậy xin chuẩn định học quy, khiến cho người dạy lấy đó mà dạy
         học trò và  học trò  lấy đó làm chuyên  nghiệp để cho giảng dạy
         khảo khóa lấy đó mà theo". Vua liền chuẩn lời tâu.

             Cũng  trong  năm Giáp  Tý 1804 ông  đã  nỗ  lực  thống  nhất
         các đồ cân, đo, lường ở các trấn  Bắc Thành. Đồng thời ông còn
         cho đúc thước đạc điển được dùng từ Quảng Bình trở vào Nam
         và thước Kinh được dùng từ Nghệ An trở ra Bắc'^’.
             Cùng thời gian lãnh mệnh triều đình đứng ra coi việc xây
         dựng lại Bắc Thành, ông đã cho tu bổ Văn Miếu-Quốc Tử Giám,
         dựng thêm  Khuê Văn  Các.  Đây  là một kiến  trúc có giá trị độc
         đáo về  khía  cạnh  văn  hóa  và mỹ  thuật.  Công việc  đưọfC  hoàn
         thành vào  mùa thu  năm  1805.  Kiến trúc được đặt ở cửa Nghi
         Môn  và  chính  tại  đây  hằng  năm  vào  mùa  Xuân  và  mùa Thu,
         chọn  hai  ngày  Đinh  lệnh  cho  quan  đến  tế,  lại  lấy  bốn  tháng
         giữa Xuân, Hạ, Thu, Đông tổ chức khảo thí học trò.

             Năm Bính  Dần  1806, sau  khi xem  xét kỹ  lưỡng  nguồn  gốc
         đường biên giới phía Bắc dụa vào địa dư từ thưở trước đến thực tế
         hiện tại, Tiền quân Thành đã đề nghị đưa thư và xin đề cử nguừi
         trao  đổi vói  quan nhà Thanh, vạch  rõ địa giói  hai nước, dù vua
         Gia  Long  chua  quyết  định.  Vào  mùa  đông  cùng  năm,  khi  vào
         kinh chầu, Tiền quân Thành đã dâng bản đồ nội ngoại muủi một
         trấn và các phủ, châu, huyện tất cả một trăm sáu mưoi tư bản.
             Tháng  12 năm Đinh Mão  1807, Tiền quân Thành cho khắc
         sách Đại học diễn nghĩa.
             Năm Kỷ Tỵ 1809, gặp Bắc Thành dân  đói, ông dâng sớ tâu:
         "Nước lấy dân  làm gốc, dân  lấy ăn làm đầu. Sau khi các trấn  bị
         thiên tai, nhân dân ngày càng đói lắm, xin bàn cách phát chẩn và
         cho vay để đỡ túng ngặt cho dân". Vua đều nghe theo*®’.


          Theo Phan Thúc Trực - Quốc sứ di biên - NXB VHTT 2009.
          Đại Nam thực ỉục chính biên, Đệ Nhất Kỷ, quyển XL, trang 772.
   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189