Page 185 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 185
186 7iý sách ‘Việt Nam - đất nuớc, con người'
Năm Canh Ngọ 1810, ông được triệu về kinh, lành ấn
Trung quân, rồi được giao cử chức Tổng tài trong việc soạn
bộ Hoàng Việt luật lệ (thường được gọi là Luật Gia Long). Việc
soạn Hoàng Việt luật lệ bắt đầu từ tháng 2 năm 1811 và đến
tháng 8 năm 1812 thì hoàn tất. Bộ luật có hai phần, chia làm
hai mưoi hai quyển, có tất cả ba trăm chín mưoi tám điều, ban
hành năm 1812, đến năm 1815 được khắc in. Hoàng Việt luật
lệ là bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất thời bấy giờ.
Trước khi ban hành, Nguyễn Văn Thành có dâng sớ tâu
lên vua Ciia Long, trong sớ ông trình bày về việc: "...đặt lại quy
tắc khoan hồng và thưởng phạt. Khi .xem đến luật triều Thanh,
đức Thánh thượng nhận thấy đó là bộ luật gồm đủ các sắc luật
của các triều đại trước, nên ban sắc chi dạy các quan đem ra
bàn bạc, xem xét cùng hạ thần ngỏ hầu chọn lấy những gì khả
dĩ soạn thành bộ luật riêng để dùng trong nước... Sách đã
dạy: Trừng phạt đê’ về sau không còn phải trừng phạt nữa,
đặt ra tội hình để về sau không còn phải dùng đến tội hình
nữa. Điều đó há chẳng phải là điều mà Đức Thánh thượng
hằng mong muốn hay sao?"''''
Hoàng Việt luật lệ xếp theo sáu loại: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình,
Công luật. Cũng giống như Luật Hồng Đức, đây là một bộ luật
phối họp, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thuộc nhiều lãnh
vực khác nhau: từ luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn
nhân gia đình đến cả luật hành chính, luật tài chính, luật quân
đội và luật quốc tế. Hoàng Việt luật lệ là luật thực định của một
triều đại tồn tại hon một thế kỷ và nó góp phần ổn định trật tự xã
hội, củng cố các phong tục, tập quán cổ truyền tốt đẹp của dân
tộc cùng với nhiều định chê rất tiến bộ.
Lirợc kháo Hoàng Việt luật lệ - Nguyễn Q.Thắng - NXB Văn hóa-Thông tin,
Há Nội, 2002, trang 290.