Page 232 - Biến Chứng Bệnh Đái Tháo Đường
P. 232
- Đường huyết cao:
+ Đưòng huyết cao gây lình trạng ngộ độc glucose tế bào
làm giảm khả năng hoạt động chức năng của tế bào, đặc biệt là
các tế bào có thẩm quyển miễn ầịch.
+ Là môi trường dinh dưdng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
. • * ; • •
3 . M ộ t s ố n h i ễ m k h u ẩ n t h ư ò n g g ặ p
3.1 Nhiễm khuẩn tiết niệu: nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng
vi khuẩn xâm nhập vào nưỏc tiểu hay bất kỳ thành phần nào
của hệ thống tiết niệu từ vỏ thận tới lỗ niệu đạo bao gồm cả tổ
chức xung quanh như tiền liệt tuyến, tinh hoàn...
- Đường vàó của vi khuẩn: vi khuẩn vào hệ tiết niệu theo
các đường sau:
+ Nhiễm khuẩn ngược dòng: vi khuẩn đi ngược dòng qua
lỗ niệu đạo từ nguồn lây bên ngoài là hay gặp nhất, đặc biệt là
các vi khuẩn có nguồn gốc đường ruột như E.coli. Ngưòi phải
đặt ổng thông bàng quang và phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn tiết
niệu hơn. ở phụ nữ có cấu tạo giải phẫu niệu đạo ngắn nên có
nhiều khả năng lây nhiễm các vi khuẩn cư trú ở vùng da tầng
sinh môn. Niệu đạo nam giói dài hơn và khả năng kháng
khuẩn tự nhiên của dịch tiết tuyến tiền liệt tốt hơn nên vi
khuẩn ít có khả năng xâm nhập theo con đưòng ngược dòng.
+ Nhiễm khuẩn máu gây nhiễm khuẩn tiết niệu: nhiễm
khuẩn tiết niệu do vi khuẩn theo đường máu ở ngưòi chỉ
khoảng 3%, chủ yếu là do vi khuẩn tụ cầu, Salmonelỉa,
M.tuberculosis. Các loại vi khuẩn này gây nhiễm tại tổ chức
nào đó trong cơ thể sau đó theo đường máu đên gây nhiễm
khuẩn hệ tiết niệu. Thông thường lưu lượng máu qua thận rất
lớn, chiếm khoảng 20 - 25% lưu lượng máu từ tim; vì vậy khả
năng vi khuẩn tới thận là rất lớn. Nhiễm khuẩn thận theo
đường máu thường dẫn tối áp xe vỏ thận, quanh thận, đôi khi
236