Page 130 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 130

Mở rộng:  Nhớ  về  ánh  tràng  thu  trong hồn  thơ  lãng  mạn.  Chúng  ta  bắt  gặp
    hình  ảnh;  "Dưới  trăng  mờ  thổn  thức"  trong  "Tiếng  Thu"  của  Lưu  Trọng  Lư và
    hình  ảnh:  "Thỉnh  thoảng  nàng  trăng  tự ngẩn  ngơ"  trong  "Đây  mùa  thu  tới"  của
    Xuân  Diệu  thế  hiện  ánh  trăng buồn,  ánh  trăng  sầu,  ánh  trăng  chia  ly,  dang  dở
    nên  trăng  thu  phải  "thổn  thức"  phải  "ngẩn  ngơ".  Phải  chăng,  hoàn  cảnh  lúc  ấy,
    đất  nước  ta  đang  chìm  sâu  trong  bóng  đêm  nô  lệ  của  thực  dân  phong  kiến  vì.
    ihế\"người  buồn  cảnh  có  vui  đâu  bao giờ".  Nhưng  ánh  trăng  thu  trong  hồn  thơ
    cách  mạng,  hồn  thơ  kháng  chiến  là  hình  ảnh  "trăng  rọi  hòa  bình"  toát  lên  một
    ánh  sáng  mới,  ánh  sáng  cách  mạng,  ánh  sáng  của  niềm  tin  lạc  quan  trong
    kháng  chiến,  đất  nước  sẽ  thanh  bình.  Phải  chăng,  "chính  nguyên  nhân  thời  đại
    đã  chi phối  hồn  thơ của  thi  nhân".  Và  lời  thơ còn  lại,  với  câu  tám  chữ vẫn thấp
    thoáng  hình  bóng  con  người  qua  tiếng  gọi:  "Nhớ  ai  tiếng  hát  ân  tình  thủy
    chung",  vẫn  điệp  từ  "nhớ"  láy  lại  nhiều  lần  càng  thấy  rõ  tình  yêu  thương  thắm
    thiết  trong  lòng  người  ra  đi  với  người  ở  lại  thật  sâu  sắc  nồng  nàn.  Tiếng  gọi
    "nhớ ai"  với  đại  từ phiếm  chỉ  "ai"  được  cất  lên, vang lên  như tiếng lòng của thi
    nhân  khắc  sâu  hình  bóng  người  ở  lại  và  tiếng  gọi  "nhớ  ai“,  một  tiếng  gọi  mơ
    hồ  bâng  khuâng,  xao  xuyến  trong  lòng  người  đi  và  tiếng  gọi  ấy  (nhớ  ai)  khơi
    dậy  trong  lòng  người  ra  đi,  vẫn  nhớ  về  hình  ảnh  người  ở  lại,  người  dân  Việt
    Bắc  cần  cù  lao  động,  chịu  thương  chịu  khó  cùng tấm  lòng  thủy  chung với  cách
    mạng với  kháng  chiến,  cùng:  "thương  nhau  chia  củ  sẩn  lùi",  cùng:  "miếng  cơm
    chấm  muối  mối  thù  nặng  vai"  là  thể  hiện  tấm  lòng  của  người  ở  lại  vẫn  thủy
    chung  sâu  sắc  tình  yêu  kháng  chiến  là  khúc  hát  ân  tình  là  tình  cảm  dạt  dào
    của  người  ở  lại  vẫn  nằm  trọn  trong  kí  ức  của  người  ra  đi.  Quả  thật:  "Nơi  nào
    qua  lòng  lại  chẳng yêu  thương,  Khi  ta  ở chỉ  là  nơi  đất  ở,  Khi  ta  đi  đất  đã  hóa
    tâm  hồn".  (Chế Lan  Viên)

    III.  PHẦN KẾT
       1. về  nghệ  thuật:  Đoạn  thơ  giàu  hình  ảnh  tiêu  biểu,  chọn  lọc  kết  hợp  thể
    thơ  lục  bát  mang  âm  hưởng  ca  dao,  lời  thơ  giàu  sức  biểu  cảm,  đặc  biệt  với  hai
    tiếng "ta,  mình"  cùng điệp từ "nhớ".

       2. về nội  dung:  Nhà thơ khắc họa bức tranh  quê  hương Việt Bắc thời kháng
    chiến,  toát  lên  vẻ  đẹp  thiên  nhiên  bôh  mùa  ở  Việt  Bắc,  mỗi  mùa  mang  một  vẻ
    đẹp  rất  riêng  và  hình  ảnh  con  người  Việt  Bắc  cần  cù,  chịu  thương,  chịu  khó
    trong  cuộc  sông  mãi  mãi  đọng  lại  trong  tâm  hồn  người  ra  đi  bao  tình  yêu  nỗi
    nhớ,  nhớ  cảnh  lẫn  nhớ  người  để  nhà  thơ  viết  lên  những  vần  thơ  đẹp.  Phải
    chăng,  "Không nơi đâu đẹp tuyệt vời.  Quê hương Việt Bắc nghìn  đời mến yêu".


                                                                                129
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135