Page 128 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 128
gài thắt lưng” cho chúng ta hình dung, hình ảnh người dân Việt Bắc trên đường
lao động với con dao là dụng cụ thô sơ quen thuộc luôn luôn được giắt bên lưng
cùng bàn tay và sức lực để làm ra sản phẩm lúa ngô, khoai sắn, là thể hiện sự
cần cù lao động của người dân Việt Bắc thật đáng nhớ. Như vậy cảnh cũng đẹp
mà người cũng đẹp, giữa cái đẹp của thiên nhiên cùng hòa quyện cái đẹp của con
người vẫn in sâu trong tâm hồn người ra đi bao tình yêu và nỗi nhớ.
Phăn tích câu 5 và 6: Cảnh vật và con người Việt Bắc lúc Xuân về.
"Ngày Xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón, chuốt từng sợi giang."
(trích "Việt Bắc"- Tố Hữu)
Hình ảnh mùa Xuân Việt Bắc đã sông lại trong kí ức của người ra đi mang
một vẻ đẹp rất riêng, rất Việt Bắc. Tại sao ta lại nói như thế? Khi mỗi độ Xuân
về trên khắp mọi miền đất nước tiêu biểu là Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Đà Lạt...
đâu đâu ta cũng bắt gặp những cánh mai vàng nở rộ đón Chúa Xuân sang cùng
những cành đào đua nhau khoe sắc thắm như đang mỉm cười khi mùa xuân đến.
Nhưng mùa Xuân Việt Bắc lại có những cánh hoa mơ "hoa mơ nở trắng rừng" là
vẻ đẹp của Việt Bắc khi mùa xuân lại về, với màu trắng hoa mơ toát lên một
không gian xuân thật đẹp, thuần khiết, trong lành giữa bầu trời Việt Bắc thời
kháng chiến mà Tô" Hữu từng ca ngợi: "ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt (1941).
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ". Và màu trắng hoa mơ, chúng ta lại liên tưởng,
cái màu trắng ấy tượng trưng cho tấm lòng trong sáng, chân chất của người dân
Việt Bắc trong cuộc sông kháng chiến. Kết hợp với câu lục là câu bát, hiện rõ hình
bóng con người với tiếng gọi: "Nhớ người đan nón, chuốt từng sợi giang". Điệp từ
"nhớ" lặp lại nhiều lần cho người đọc thấy rõ nỗi lòng người ra đi, người cán bộ
mãi mãi in sâu hình bóng người dân Việt Bắc của một thời kháng chiến đâu dễ
nào quên. Hình ảnh "người đan nón" đưa chúng ta nghĩ về một ngành nghề thủ
công ở Việt Bắc. Với động từ gợi hình "chuốt" thể hiện đôi bàn tay khéo léo của
người thợ thủ công, làm sao chuốt từng sợi giang thật mỏng, thật nhẵn, thật bóng
làm nên chiếc nón có giá trị thẩm mỹ là thể hiện tính chịu thương, chịu khó, cùng
sự khéo léo, cần mẫn của con người Việt Bắc thật đáng quý.
Mở rộng: Hình ảnh "đan nón" chúng ta chợt nghĩ, ngoài việc đan nón phục vụ
cho cuộc sông của người dân Việt Bắc và những chiếc nón ấy còn dành tặng cho
những cán bộ để che mưa, che nắng trên những đoạn đường hành quân vất vả,
gợi cho người đọc thấy được, tình quân dân gắn kết, thắm thiết nồng nàn.
Phân tích câu 7 và 8: Cảnh vật và con người Việt Bắc lúc Hè về.
"Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
(trích "Việt Bác"- Tố Hữu)
127