Page 123 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 123

7. Thơ Tô’ Hữu thường là lời kêu gọi,  nhắn nhủ,  động viên người  lính và nhân
     dân  trong sự nghiệp  xây  dựng và bảo  vệ  tổ quôc  đúng như lời  bày tỏ  của tác  giả
     “Thơ là tiếng nói đồng tình,  đồng ý,  tiếng nói đồng chí”.

        8. Thơ Tô' Hữu  mang nặng tính truyền thô'ng vì thơ của ông ít khám  phá, vận
     dụng dòng thơ ca hiện đại.



     Để tuyển sinh: Anh  (chị)  làm rõ  hai câu sau đây:
     Câu  1:  Anh  (chị)  trình  bày  hoàn  cảnh  ra  đời,  giá  trị  nghệ  thuật  và
            những ý chính trong bài thơ Việt Bắc của Tô' Hữu.
     Câu 2: Bài thơ “Việt B ắc” của nhà thơ Tô Hữu có đoạn viết:
                         Ta về mình có nhớ ta
                     Ta về ta nhớ những hoa cùng người
                         Rừng xanh hoa chuối đỏ  tươi
                     Đèo cao nắng ánh,  dao gài  thắt lưng

                         Ngày xuân mơ nở trắng rừng
                     N hớ người dan nón chuốt từng sỢi giang
                         Ve kêu rừng phách đổ vàng
                     Nhớ cô em gái  hái  măng một mình
                         Rừng thu trăng rọi hòa bình
                     Nhớ ai  tiếng hát ân tinh  thủy chung”.
                                         (Trích “Việt B ắc” -  Tố Hữu)
        Anh  (chị)  phân  tích  đoạn  thơ  trên  dể  làm  sáng  tỏ  cảnh  đẹp  thiên
      nhiên  và  hình  ảnh  con  người  Việt  Bắc  mãi  mãi  in  sâu  trong  tâm  hồn
      người ra đi của một thời kháng chiến.

                                      HƯỚNG DẪN

     Câu  1: Trình bày hoàn cảnh ra  đời,  giá  trị nghệ  thuật và  những ý  chính
        của bài thơ “Việt Bắc”.
        1.  Hoàn  cảnh  ra  đời:  Sau  chiến  thắng  Điện  Biên  Phủ  (7-5-1954)  hiệp  định
      Giơ-ne-vơ  được  kí  kết,  miền  Bắc  hoàn  toàn  giải  phóng.  Đây  là thời  điểm,  Trung
      ương  Đảng,  Nhà  Nước  từ  chiến  khu  Việt  Bắc  sắp  trở  về  thủ  đô  Hà  Nội  nhận
      nhiệm vụ  mới  trước lịch sử.  Trước giờ phút lên  đường,  nỗi  lòng người  ra đi,  ở đây
      là  cán  bộ,  chiến  sĩ,  những  người  đã  gắn  chặt  với  quê  hương  Việt  Bắc  qua  bap
      năm  kháng chiến, với bao tình  sâu nghĩa nặng giữa người  ở lại và kẻ  ra đi.  Cảm
      xúc  bồi  hồi,  lưu  luyến  thực  sự khơi  dậy  trong  tâm  hồn  nhà  thơ,  Tô' Hữu  đã  viết
      lên  bài  thơ  Việt  Bắc  vào  tháng  10-1954.  Bài  thơ  được  in  trong  “Tập  thơ  Việt
      Bắc”,  một tác phẩm  đặc sắc của thơ ca kháng chiến chông Pháp.

      122
   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128