Page 120 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 120

phải  bước  vào  chiến  trường,  trận  mạc  thì  làm  sao  nói  câu  trở  lại  bao  giờ!  Vì  họ
    hiểu  rằng,  chiến trường là nơi trực diện chiến đấu với quân thù thì  phải chịu đựng
    mọi  gian  khổ,  mất  mát,  hi  sinh  và  khi  đôl  diện  với  quân  thù  thì  giữa  sự sông và
    cái  chết  là  lẽ  thường  tình,  đó  là  một  quan  niệm  sống  đẹp  là  thể  hiện  lòng  yêu
    nước thấm đẫm trong mỗi trái tim của người lính trẻ.
       Liên  hệ:  Lời  người  xưa từng nói,  ra đi  cứu nước, bước vào trận mạc có bao giờ
    nghỉ  đến  ngày  trở  lại  với  tiếng  gọi:  “Nhất  khứ  bất  phục  hoàn”  ý  nói,  một  đi
    không  trở  lại  hay:  “Cổ lai  chinh  chiến  ki  nhân  hồi”.  Ý  nói,  xưa  nay  bước  vào
    trận mạc có ai  nói  câu trở lại bao giờ.  Mạch cảm xúc trong tâm hồn Quang Dũng
    tiếp  tục  nghĩ  về  đồng  đội,  lúc  ra  đi  với  lời  thơ:  “Đường  lên  thăm  thẳm  một  chia
    phôi”.  Lời  thơ toát  lên  con  đường ra  chiến trận  của người  lính thật vô  cùng gian
    khổ.  Tiếng  gọi  “Đường  lên  thăm  thẳm”  gợi  cho  ta  hình  dung  địa bàn  hoạt  động
    chiến  đấu  của  đoàn  quân  thật  rộng,  thật  hiểm  trở  giữa  núi  rừng  đại  ngàn  Tây
    Bắc,  mà  người  lính  đang  đôì  diện  với  một  không  gian  choáng  ngợp  trước  sự
    hùng vĩ  của thiên  nhiên,  cùng thực tế khắc  nghiệt của chiến  trường.  Họ  càng đi,
    càng thấy xa  dịu vợi,  thàm  thẳm,  cho người  đọc hình  dung,  con  đường chiến  đấu
    quả  là  con  đường  gian  khổ,  con  đường  hi  sinh  chính  là  lẻ  sống  đẹp  của  người
    chiến  binh  Tây  Tiến  ngày  ấy.  Đúng  như lời  bày tỏ  của  Quang  Dũng:  “Chúng tôi
    hành  quăn  bằng đôi  chân  thật sự đã  nếm  mùi  Tây  Tiến.  Chúng tôi  mở rừng,  ăn
    rừng,  ngủ  rừng”.  (Quang Dũng)
       2.  Phân tích hai  (2)  câu cuối:
                          “Ai lên  Tây Tiến  mùa xuân ấy
                          Hồn  về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”
                                                        (trích  “Tây Tiến" -  Quang  Dũng)
       Tiếng gọi “Ai” ở đầu câu là đại  từ phiếm  chỉ giả định,  một tiếng gọi  mơ hồ, khơi
    gợi  trong  lòng  người  đọc  hình  ảnh  những  chàng  trai  ra  đi  cứu  nước  ngày  ấy  thật
    đẹp,  thật tự hào,  vì  họ  đã nhận  thức  trách  nhiệm công dân  của chính  mình  đối với
    Đất  nước.  Khi  non  sông  réo  gọi,  khi  tổ  quốc  cần,  họ  phải  làm  gì  để  thực  hiện  chí
    nam nhi.  Và mùa xuân nàm ấy, mùa xuân năm  1947, họ đã gia nhập đoàn quân Tây
    Tiến, bỏ lại sau lưng bao kỉ  niệm đẹp của một quãng đời trai trế, để trở thành người
    lính,  hình  thành  tình  chiến  hữu  nhằm  bảo  vệ  biên  giới  Việt-Lào,  đánh  tiêu  hao
    quân  đội  Pháp  ở thượng  Lào  là  nhiệm  vụ  cao  cả của  người  trai  thời  ly  loạn.  Vì  họ
    hiếu  rằng:  “Đất nước là  máu xưcmg của mình.  Phải  biết gắn  bó  và san sẻ.  Phải  biết
    hóa  thân  cho  dáng  hình  xứ sở.  Làm  nên  Đất  Nước  muôn  đời”.  Và  lời  thơ  còn  lại:
    “Hồn  về  Sầm  Nứa  chẳng  về  xuôi”,  vẫn  nhịp  thơ  2/2/3  trầm  hùng,  xúc  động,  cho
    người  đọc  hình  dung,  những  chàng  trai  ra  đi  cúu  nước  đã  bỏ  lại  nơi  chiến  trường,
    hình  hài cùng linh hồn của họ.  Hình ảnh “Hồn  về sầm Nứa” nghe thật buồn quá, bi
    quá, nói lên cái chết của người lính đang nằm rải rác bên chân đèo góc núi, linh hồn
    họ còn vương vấn trên  cành cây ngọn cỏ nơi  biên giới Việt-Lào.  Với hai tiếng “Sầm
    Níta” là một tỉnh của đất bạn Lào, chứng tỏ sự hi sinh của người lính không chỉ bảo


                                                                                119
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125