Page 115 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 115

mất  mát,  hi  sinh  vì  tình  yêu  Tổ  quôc  vì  độc  lập  tự do  cho  đất  nước  vì  tình  hữu
        nghị  Việt  -   Lào.  Họ  phải  dấn  thân,  đương  đầu  trước  mọi  gian  khổ,  là  nét  đẹp
        giữa  chất  bi  hòa  chung  với  chất  tráng  trong  tâm  hồn  người  lính  trẻ  thật  đáng
        quý.  Tiếp  đến  lời  thơ  thứ hai  ta  bắt  gặp  hình  ảnh:  “Quân  xanh  màu  lá  dữ oai
        hùm”.  Với  nhịp  thơ  4/3  dồn  dập,  đặc  biệt  với  thi  ảnh:  “Quân  xanh  màu  lá”  cho
        chúng ta hình  dung trên  đường hành  quân,  bộ  đồ  của người  lính  đang chiến  đấu
        được  ngụy  trang  bằng  lá  cây  rừng  nhằm  che  mắt  địch  là  chiến  thuật,  một  lôl
        đánh  du kích của quân đội ta từng làm nên bao chiến thắng mà trong thơ của Tô'
        Hữu  đã  từng  ca  ngợi  hình  ảnh  ấy  với:  “Lá  ngụy  trang  reo  với gió  đèo”.  Và  hình
        ảnh:  “Quân  xanh  màu  lá”  đưa  chúng ta  hình  dung,  những khuôn  mặt  của  người
        lính  xanh  xao  như màu  lá  cây  rừng,  xuất  phát  từ bệnh  tật  từ những  cơn  sốt  rét
        rừng quái  ác,  làm tiêu hao bao  sinh  lực trong cơ thể của người lính,  càng thấy rõ
        sự chịu  đựng của người lính thật vô  cùng.  Nhưng đẹp thay, tuy diện mạo, dáng vẻ
        của  họ  thể  hiện  chất  “bỉ”  nhưng  tâm  hồn  của  mỗi  người  lính  vẫn  toát  lên  một
        dáng vẻ “dữ oai  hùm”,  là biểu hiện thái  độ phẫn nộ căm hờn của họ qua ánh mắt,
        qua  cử chỉ  đối  với  quân  cướp  nước  (Pháp),  là vẻ  đẹp  của  chất  “tráng”,  là thước  đo
        lòng yêu nước, là lẽ sốhg đẹp của người lính Tây Tiến thật tự hào.

           2,  Với hai câu thơ tiếp
                              “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                              Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
                                                            (trích “Tây Tiến" -  Quang Dũng)
           Quang Dũng, tiếp tục nhớ về kỉ niệm đẹp của  đồng đội  trên đường ra trận với
        hình  ảnh:  “Mất  trừng gửi  mộng qua  biên giới”,  vẫn  nhịp  thơ 2/2/3  rải  đều  cùng
        tiếng  gọi  “mắt  trừng”  đã  thể  hiện  trên  khuôn  mặt  người  lính  sự  phẫn  nộ  căm
        hờn trong ánh mắt.  Tiếng gọi “mất trừng” là ánh mắt căm thù,  đến tột đỉnh như
        muôn  ăn  tươi  nuốt  sông kẻ  thù,  tiêu  diệt  kẻ  thù.  Và  cụm  từ Hán  Việt  cổ  “mộng
        biên  giới”  thể  hiện  khát  vọng,  hoài  bão  trong  mỗi  trái  tim  người  lính  là  phải
        làm  sao  lấy  xác  quân  thù  làm  nên  những  vòng  hoa  chiến  thắng,  lập  nên  bao
        chiến  công  và  biến  chiến  trường  này,  biên  giới  này  thành  mồ  chôn  quân  cướp
        nước  (Pháp)  và  lấy  xác  quân  thù  nhằm  xây  đài  tự  do,  độc  lập,  hạnh  phúc  cho
        ngày  sau.  Mong  ước  ấy,  khát vọng  ấy,  là  biểu  hiện  của  tình  chung,  tình  yêu  Tổ
         quô'c  đã  thấm  sâu  trong mỗi  trái  tim  người  lính thật  đẹp biết  nhường nào!  càng
         đẹp  hơn,  ngoài vẻ  đẹp  của tình  chung trong tâm  hồn  mỗi  người  lính và  lúc  đêm
        về  trên  những  chặng  đường hành  quân  ngừng  nghỉ,  họ  vẫn  mơ về  Hà  Nội,  nhớ
         về  quê  nhà  về  gia  đình  với  bao  hình  ảnh  thật  đẹp,  nào  mái  trường,  con  đường,
         góc phô' cùng hàng me, hàng sấu ẩn mình giữa lòng Hà Nội, mang lại trong lòng
         người ra đi bao tình yêu và nỗi nhớ.  Đặc biệt với tiếng gọi “dáng kiều thơm” như
         là  tiếng  lòng  thốt  ra  trong  trái  tim  của  người  lính  trẻ,  khi  nhớ  về  một  bóng
         hồng,  một bóng giai  nhân,  một người  con gái  đẹp  đất Hà Thành  đã in  sâu trong
         tâm  hồn  họ  lúc  ra  đi,  một  tình  yêu,  một  nỗi  nhớ  là  vẻ  đẹp  của  tình  riêng  của

         114
   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120