Page 111 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 111
b. P hản tích bốn câu còn lạ i:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc.
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”
(trích “Tây Tiến"- Quang Dũng)
Quang Dũng, nhà thơ tiếp tục tìm về bao hình ảnh đẹp ngày nào vẫn còn tươi
rói đâu đây, đó là bức tranh chiều sương trên cao nguyên Châu Mộc, đưa nhà thơ
nhớ lại hình ảnh đoàn quân đi, đoàn quân trên đường chiến đấu. Với tiếng gọi
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”, hình ảnh “người đi” gợi trong chúng ta
bao hình ảnh đẹp của những chàng trai đất Hà Thành. Khi tiếng gọi của núi
sông, khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa bầu trời Hà Nội, những chàng sinh
viên, học sinh, trí thức, họ đã bỏ lại sau lưng tất cả để “người ra di đầu không
ngoảnh lại” thật đẹp, thật tự hào. Hình ảnh “người đi” có khác gì hình ảnh
“chinh nhăn, chinh phu, tráng sĩ” ngày xưa trên đường ra trận. Đây là hình ảnh
“người đi” của một thời đại mới, thời kháng chiến oai hùng, vẫn trên đoạn
đường hành quân vùng đất Châu Mộc của tỉnh Sơn La, địa bàn hoạt động của
đoàn quân Tây Tiến thật rộng, cho chúng ta thấy rõ sự gian khổ của người lính
thật vô cùng nhưng tâm hồn người chiến binh, họ không hờ hững trước vẻ đẹp
thiên nhiên mà trong ánh mắt họ, vẫn tìm thấy vẻ đẹp của non nước, tạo vật đế
nhà thơ bật thành tiếng gọi: “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”, một lời thơ chứa
đựng bao tình yêu và nỗi nhớ, nhớ về quê hương Tây Bắc, núi rừng Tây Bắc, yêu
chiến khu xưa đế nhớ lại rất rõ những bông lau, cành lau hòa cùng với gió chiều
trên cao nguyên Châu Mộc và hai bên bờ, hoa lau lung lay nhè nhẹ giữa không
gian bao la im vắng của núi rừng, khơi gợi trong tâm hồn người lính trẻ cảm
nhận được cái hồn của tạo vật, cái “hồn lau” cùng hòa quyện với “hồn người” tạo
cho nhà thơ khám phá một thi ảnh đẹp sông động đến thế. Nói về hồn lau, hoa
lau, ta lại nhớ về thuở xa xưa Đinh Bộ Lĩnh đã từng lấy ngọn lau, hoa lau làm
cờ và trở thành ông vua dẹp loạn mười hai sứ quân, mãi mãi đi vào sử sách. Nhớ
về “hồn lau” chợt nhớ “hồn thu”, hai hình ảnh ấy cứ đan xen vào nhau làm nên
một hồn thơ cổ điển mà trong bài thơ: “Lau mùa thu”, nhà thơ Chế Lan Viên có
viết; “Ngàn lau cười trong nắng. Hồn của mùa thu về. Hồn mùa thu đã đi. Ngàn
lau xao xác trắng”. (Lau mùa thu - Chế Lan Viên). Nhà thơ nhớ cảnh rồi lại nhớ
người, cảnh và người như gắn kết vào nhau, làm nên một hồn thơ đẹp, một cảnh
sắc thiên nhiên gợi tình qua nét bút: “Có nhớ dáng người trên độc mộc. Trôi
dòng nước lủ hoa đong đưa”. Hàng loạt hình ảnh như sông lại trong tâm hồn
người thi nhân với con thuyền độc mộc mà người dân địa phương đẽo từ một cây
gỗ to dài là công trình nghệ thuật rất riêng, độc đáo của người dân Tây Bắc.
Tiếng gọi “có nhớ”, vậy nhớ ai? nhớ hình bóng ai? Phải chăng, đây là hình bóng
cô gái chèo đò đang lái con thuyền độc mộc với một dáng vẻ uyển chuyển, mềm
110