Page 106 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 106

đấu.  Hai  tiếng “xa rồi”  có  khác  gì  như tiếng thở dài,  nuối  tiếc về  hình  ảnh  dòng
      sông,  dòng  sông  Mă  giờ  chỉ  còn  trong kỉ  niệm,  trong  kí  ức  của  người  ra  đi.  Với
      cụm  từ  cảm  thán  “Tây  Tiến  ơi!”  khơi  gợi  trong  tâm  hồn  nhà  thơ  nhớ  về  đồng
      đội,  những người  lính  năm  nào  cùng  đồng cam  cộng khổ,  chia  ngọt  sẻ  bùi  trong
      chiến  đấu.  Đặc  biệt  từ  “ơi”  ở  cuôl  câu  như  tiếng  ngân  vang,  ngân  xa  là  tiếng
      lòng,  tâm  trạng  của  nhà  thơ  mãi  mãi  khắc  ghi  tình  đồng  đội  đâu  dễ  nào  quên.
      Tiếp  đến  lời  thơ thứ hai,  ta  bắt  gặp  hình  ảnh:  “Nhớ  về  rừng  núi  nhớ chơi  vơi”.
      Mạch cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ là nhớ về  hình ảnh núi rừng Tây Bắc năm
      nào  trong  chiến  đấu  cũng  là  địa  bàn  hoạt  động  của  đoàn  quân  Tây  Tiến,  là  nơi
      chôn  bao  xác  quân  thù  cướp  nước  và  hình  ảnh  núi  rừng  từng  che  mưa  tránh
      nắng trên  đoạn  đường hành quân gian khổ,  có khác gì như người bạn  đồng hành
      trong  chiến  đấu  mà  hồn  thơ  Việt  Bắc  của  Tố Hữu  từng  bày  tỏ  về  hình  ảnh  ấy:
      “Nhớ  khi  giặc  đến  giặc  lùng.  Rừng  cây  núi  đá  ta  cùng  đánh  Tây.  Núi  giăng
      thành  lũy  sắt  dày.  Rừng  che  hộ  đội  rừng  vây  quân  thù",  và  hình  ảnh  núi  rừng
      trong  truyện  ngắn  “Rừng Xà  Nu”  của  nhà  văn  Nguyễn  Trung  Thành  cũng từng
      miêu tả vẻ  đẹp như thế với thi  ảnh:  “Rừng Xà Nu  ưỡn  tấm  ngực lớn của mình  ra
      che  chở  cho  làng..”.  Quả  tỉiật,  hình  ảnh  núi  rừng  Tây  Bắc  mãi  mãi  khắc  sâu
      trong tâm hồn nhà thơ báò‘kỉ  niệm  đẹp của một thời  chiến  đấu rồi khi ra đi,  nỗi
      nhớ  ấy  đã  hiện  về  với  tiếng  gọi  “nhớ  chơi  vơi”  là  nỗi  nhớ  không  định  hình,
      không  định  vị,  không  nhìn  thấy  bằng  ánh  mắt bằng mọi  giác  quan  mà  nỗi  nhớ
      của  Quang  Dũng  về  núi  rừng  là  nỗi  nhớ  bồn  chồn  bâng  khuâng  sâu  lắng,  thể
      hiện tấm lòng của người thi sĩ nặng tình với quê hương Tây Bắc.

         Mở rộng:  Để  hiểu  rõ  nỗi  “nhớ chơi  vơi”  chúng  ta  lại  bắt  gặp  trong  thơ  Xuân
      Diệu  cũng từng nói:  “Tương tư nâng lòng lên  chơi  vơi”  rồi  trong ca  dao  cũng từỉig
      nói: “Ta về nhớ bạn chơi  vơi”.  Phải chẳng,  nỗi “nhớ chơi  vơi” trong thơ Xuân Diệu,
      hay  trong  ca  dao  là  nỗi  nhớ  về  một  người,  nỗi  nhớ  về  tình  riêng.  Còn  nỗi  “nhớ
      chơi  vơi”  trong  thơ  Quang  Dũng  là  nỗi  nhớ  của  tình  chung,  tình  quê  hương  non
      nước thấm đẫm trong tâm hồn người đại đội trưởng tài hoa một thời chiến đấu.
         Rồi nhà thơ lại  nhớ về  đồng đội trên chặng đường hành quân gian khổ và bật
      thành  tiếng  gọi:  “Sài  Khao  sương  lấp  đoàn  quân  mỏi.  Mường  Lát  hoa  về  trong
      đêm  hơi”.  Hàng  loạt  địa  danh  ở  Tây  Bắc  như  “Sài  Khao,  Mường  Lát,  Mường
      Hịch  ...” nghe  rất  lạ tai,  đây là vùng đất mà lúc ấy  dấu  chân  người  chưa tìm  đến,
      còn  hoang  sơ  với  rừng  thiêng  nước  độc,  bao  thú  dữ  nhưng  đoàn  quân  vẫn  bước
      tiếp rồi  khi  đến “Sài Khao”  sương rừng, mây núi bao phủ  cả cảnh vật,  che  lấp cả
       đoàn  quân  trong  trạng  thái  mệt  mỏi,  sau  một  chặng  đường  hành  quân  đầy  vất
      vả,  gian  khổ.  Hình  ảnh  “sương  lấp  đoàn  quân  mỏi”  gợi  cho  chúng ta  thấy  rõ  sự
       chịu đựng của người  lính trước  sự khắc nghiệt của thiên  nhiên  cùng thực tế khắc
       nghiệt  của  chiến  trường.  Và  khi  đoàn  quân  đến  địa  danh  “Mường Lát”,  đêm  đã
       về,  sương xuông nhưng người  lính  vẫn mở rộng tâm hồn,  đón  nhận vẻ  đẹp thiên
       nhiên  với  tiếng  gọi:  “Hoa  về  trong  đêm  hơi”  một  hình  ảnh  vừa  hiện  thực  vừa

                                                                                   105
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111