Page 110 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 110
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”
(trích ‘Táy Tiến" - Quang Dũng)
II. PHẦN TRỌNG TÂM
1. Nhà thơ nhớ lại bao kỉ niệm đẹp của một thời kháng chiến,
a. P h ân tích bốn câu đầu :
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kia em Xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
(Trích Táy T/ể'n“-Quang Dũng)
Mạch cảm xúc trong tâm hồn Quang Dũng vẫn nhớ về bao kỉ niệm của một
thời kháng chiến vừa mới đi qua. Nhà thơ từng là người đại đội trưởng của đoàn
quân Tây Tiến cùng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, khắc ghi bao kỉ niệm
cùng đoàn quân trong chiến đấu. Tiếng gọi “doanh trại” ta nghĩ ngay đến nơi
đóng quân của đơn vị Tây Tiến và giữa cuộc sông chiến đấu, họ vẫn yêu đời, lạc
quan. Họ tô chức những đêm lửa trại, đêm liên hoan văn nghệ tạo thêm sức
sôhg, niềm tin cho người lính, cho tình quân dân thắm thiết mà hình ảnh “hội
đuốc hoa” được thi vị hóa, trong trái tim của mỗi người lính, có khác gì như
“đêm hoa đăng”, đêm lễ hội. Lời thơ toát lên một sức sông. Với động từ gợi hình
“bừng” khơi dậy một ánh sáng mới, một niềm tin mới, tiếp sức cho người lính
trong chiến đấu là nét đẹp hào hoa lãng mạn trong tâm hồn người chiến binh
Tây Tiến thuở nào. Và tiếng gọi “kìa” là đại từ chỉ phương hướng, thể hiện sự
ngạc nhiên ngỡ ngàng trong ánh mắt của người lính trẻ trước sự hiện diện của
những thiếu nữ vùng cao, họ là những cô gái Thái, Lào... với nét đẹp mộc mạc
giữa thiên nhiên núi rừng nhưng đêm nay, họ lại I mang một dáng vẻ khác với
xiêm y lộng lẫy cùng bao sắc màu rực rỡ toát lên một nét đẹp rất riêng trước sự
ngỡ ngàng của bao chàng lính trẻ. Những giây phút tưng bừng của đêm lửa trại,
những chàng chiến binh như thả hồn cùnginhững cô gái vùng cao trong tiếng
khèn, tiếng nhạc hòa chung những vũ điệu độc đáo của các cô gái Thái - Lào
trong dáng vẻ e lệ, tình tứ, dịu dàng toát lên một không khí vui tươi rộn ràng
hết sức lãng mạn, đậm màu sắc dân tộc giữa núi rừng Tây Bắc càng tạo nên sự
hấp dẫn, cuốn hút của những chàng lính trẻ đất Hà thành. Đây là một bức tranh
thật đẹp, yêu kiều diễm lệ, càng tạo hương vị đậm đà của tình quân dân thắm
thiết. Phải có một tìrih cảm đẹp lãng mạn, yêu đời, tràn đầy sức sông trong tâm
hồn nhà thơ, Quang Dũng mới khắc họa một bức tranh sông động, giàu sức biểu
cảm đáng yêu và đẹp đến thế.
109