Page 108 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 108
nhịp thơ 2/2/3 rải đều cùng hình ảnh đôl lập “ngàn thước lên cao” đôl lập với
“ngàn thước xuống" toát lên một không gian choáng ngợp, hiểm trở, kì bí của
núi rừng Tây Bắc nơi chiến khu xưa. Hình ảnh “ngàn thước lên cao” đưa chúng
ta hình dung, khi đứng dưới chân núi, nhìn lên đỉnh núi cảm thấy cao chót vót,
hun hút, ngất ngưởng và hình ảnh “ngàn thước xuống” là giây phút đứng từ đỉnh
núi nhìn xuông dưới chân núi đâu đâu cũng là vực sâu, thung lũng, thăm thẳm,
dịu vợi cùng với những thú rừng hung dữ đang chực chờ. Nếu người lính không
tỉnh táo, thiếu kinh nghiệm trận mạc, sinh mạng của họ sẽ là “ngàn căn treo sợi
tóc”. Từ hình ảnh ấy, cho ta thấy rõ tinh thần chịu đựng gian khổ của người lính
trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên thật vô cùng. Đẹp thay, bước chân người
lính, họ đã vượt qua, đã chinh phục thiên nhiên, làm chủ hoàn cảnh và đón
nhận phần thưởng xứng đáng trước vẻ đẹp của đất trời Tây Bắc qua thi ảnh:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Lời thơ toàn vần bằng, hình ảnh vừa hiện
thực vừa lãng mạn gợi cho chúng ta tìm thấy, khi bước chân của người lính vượt
lên tất cả sự khắc nghiệt trước thực tại của chiến trường, ánh mắt của họ, hướng
về phía xa đế đón nhận cuộc sông êm đềm, yên bình của người dân bản Pha
Luông. Tiếng gọi “Nhà ai”, một tiếng gọi mơ hồ mênh mang trước cảnh đẹp của
đất trời Tây Bắc, chính là giây phút đưa tâm hồn người lính tìm thấy cuộc sông
âm áp của người dân bản cùng những ngôi nhà như đang bồng bềnh giữa sương
rừng mây núi, tạo cho họ niềm lạc quan, tin yêu vào cuộc sông, tin yêu vào sự
chiến thắng. Đó là lẽ sông đẹp của người chiến binh Tây Tiến “đâu cần thanh
niên có, đâu khó có thanh niên”.
Liên hệ: Từ hình ảnh này, chúng ta liên tưởng bài thơ “Đi đường” của tác giả
Hồ Chí Minh cũng mang vẻ đẹp về người chiến sĩ trên con đường cách mạng, dù
gian khổ, nguy khó nhưng họ vẫn vượt qua chinh phục thiên nhiên để đón nhận
bao vẻ đẹp của quê hương non nước trong niềm vui sướng của người lính khi hoàn
nhiệm vụ với lời thơ; “Núi cao lên đến tận cùng. Thu vào tẩm mắt muôn trùng
nước non". (Đi dường - Hồ Chí Minh).
III. PHẦN KẾT THÚC
1. v ề nghệ thuật: Đoạn thơ giàu hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu lời thơ giàu
sức biểu cảm, nhịp thơ êm đềm, cao vút kết hợp những biện pháp tu từ đặc sắc
như đôl lập, nhân hóa, so sánh...
2. về nội dung: Đoạn thơ khắc họa bức tranh thật đẹp của chiến trường Tây
Bắc năm xưa, thấy được thiên nhiên thật hùng vĩ, hiểm trở và thấy rõ sự chịu
đựng, gian khổ’ của người lính trong chiến đấu cùng niềm lạc quan yêu đời, yêu
cuộc sông trong tâm hồn người lính trẻ mãi mãi là lẽ sông đẹp của tuổi trẻ Việt
Nam thời ấy.
107