Page 103 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 103

2.    về  tác  phẩm:  “Rừng  biển  quê  hương”,  “Mùa  hoa gạo",  “Đường  lên  Châu
      Thuận”, “Rừng về xuôi”, “Nhà đồi", “Mây đầu ô”, “Gương mặt Hồ Tây"...
      Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác, ý chính và chủ đề bài thơ  'T'ăy  Tiến".

         1. Hoàn cảnh sáng tác:
         -   Mùa xuân  năm  1947,  đoàn  quân  Tây Tiến  được thành  lập.  Họ  là những sinh
      viên, học sinh, công nhân, trí thức của đất Hà Thành.  Đoàn quân có nhiệm vụ bảo
      vệ  biên  giới  Việt  -   Lào  và  đánh  tiêu  hao  quân  đội  Pháp  ở  Thượng  Lào.  Nhà  thơ
      Quang  Dũng,  người  thanh  niên  tri  thức  đất  Hà  Thành  trở  thành  người  đại  đội
      trưởng của  đoàn quân Tây Tiến,  ông đã gắn  bó cùng đoàn  quân  trong những năm
      tháng  gian  khố  chiến  đấu  từ đầu  mùa  xuân  1947  đến  cuối  năm  1948,  đoàn  quân
      giải  thế  và  thành  lập  thành  trung  đoàn  52.  Quang  Dũng  rời  xa  đơn  vị.  Tại  làng
      Phù  Lưu  Chanh  thuộc  tỉnh  Hà  Đông  bên  cạnh  con  sông  Đáy  hiền  hòa,  nhà  thơ
      tìm về hoài niệm của một thời kháng chiến, nhớ lại cảnh  đẹp Tây Bắc hùng vĩ thơ
      mộng và nhớ về  đồng đội trong những năm tháng gian khổ trong chiến đấu.  Trước
      giây  phút  ấy,  cảm  xúc  của  nhà  thơ  đã  viết  lên  bài  thơ “Nhớ Tây  Tiến”.  Đến  năm
      1957  Quang Dũng bỏ từ “nhớ" và lấy tựa đề “Tây  Tiến” như là hình ảnh trung tâm
      trong nỗi nhớ của nhà thơ.  Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô” do nhà xuất bản
      Hà Nội vào năm  1986.
         2. Ý chính của bài thơ;
         Bài thơ chia làm bôn ý:
            Yl: từ “sông Mã xa rồi  ... thơm  nếp xôi”.

         Nhà  thơ bày  tỏ  nỗi  nhớ về  cảnh  đẹp  thiên  nhiên  Tây  Bắc  và  hình  ảnh  đoàn
      quân Tây Tiến của một thời gian khổ trong chiến  đấu.

            Ý2: Từ “Doanh  trại  hừng lên  ... hoa dong dưa”.
         Thể hiện  niềm  lạc quan yêu  đời,  hào hoa trong tâm  hồn  những người  lính trẻ
      và thể hiện tình quân dân thắm thiết.
            Ý3: Từ “Tây  Tiến đoàn  binh  ... khúc độc hành”.
         Thể  hiện  nét  đẹp  bi  tráng về  hình  ảnh  người  chiến  binh  Tây  Tiến  thật  kiêu
      hùng lẫn tự hào.
            Ý4: Từ “Tây Tiến  người đi  ... chẳng về xuôi”.
         Thế  hiện  khí  phách  hào  hùng  của  những  người  chiến  binh  Tây  Tiến  một  đi
      không trở lại.
         3. Chủ đề  bài thơ:
         Ca  ngợi  chí  can  trường  của  người  chiến  binh  trong  đoàn  quân  Tây  Tiến  một
      thời  kháng chiến đầy gian khổ nhưng tự hào.




       102
   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108