Page 117 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 117

tan  ra” “giữa biển  lớn  tình yêu” và phải biết: “Cầm tay mọi  ngiíời để Đất Nước vẹn
        tròn  to lớn” là vẻ đẹp tâm hồn của người  lính thời kháng chiến.
           4.  Hai câu thơ còn lại:
                             “Áo  bào  thay chiếu anh  về đất,
                            Sông Mã gầm  lên  khúc độc hành”
                                                            (trích “ Tây  Tiến” -  Quang Dũng)
           Hình  ảnh  “áo  bào  thay  chiếu"  gợi  cho  chúng  ta  hình  dung  những  người  lính
         đã  nằm  xuông  nơi  chiến  trường,  nơi  biên  giới  Việt -   Lào  và  được  người  dân  địa
         phương  dành  tặng  cho  mỗi  người  lính  vừa  nằm  xuông  một  tấm  chiếu  để  khâm
         liệm  và  tâm  chiếu  ấy,  Quang  Dũng  thi  vỊ  hóa  như  “chiếc  áo  bào”  mà  những
         tráng  sĩ  ngày  xưa  lúc  ra trận  được  khoác  lên  và  khi  họ  nằm  xuông,  chiếc  áo bào
         ấy  được đắp  theo  cùng hình hài  của họ  lúc trở về  với  đâ't.  Hôm  nay,  những người
         lính  đă  ngã  xuông  vì  độc  lập  tự  do  cho  Tổ  quô'c.  Với  cái  nhìn  của  Quang  Dũng,
         nhà  thơ  đã  thi  vị  hóa  “tấm  chiếu  ấy”  có  khác  gì  như “chiếc  áo  bào”  đế  làm  nên
         cái  chết  của  người  lính  cũng  đẹp  cũng  sang  nhằm  giảm  đi  bao  thực  tế  khắc
         nghiệt  của  chiến  trường.  Đúng  như lời  bày  tỏ  của  tác  giả:  “Áo  bào  thay  chiếu  là
         cách  nói  của  người  lính  chúng  tôi,  nó  mang  tinh  ước  lệ  của  thơ  xưa  trước  đây
         nhằm  động  viên  những  đồng  chí  vữa  ngã  xuống  giữa  rừng”.  Một  thi  ảnh  vừa
         hiện thực vừa lãng mạn toát lên cái  chết của người lính thật cảm  động lẫn khâm
         phục.  Và  hình  ảnh  còn  lại:  “Sông Mã gầm  lên  khúc độc  hành"  đưa  chúng ta nhớ
         đến  bài  kí  “Người  lái  dò  Sông Đà”  của Nguyễn  Tuân  với  hai  tiếng:  “rống lên"  từ
         thác  nước  của  dòng  Sông  Đà  qua  ngòi  bút  Nguyễn  Tuân  biểu  hiện  sự  hung  bạo
         của  con  Sông Đà  là  uy  lực  kì  bí  của  thiên  nhiên.  Nhưng trong hồn  thơ Tây Tiến
         của Quang Dũng,  chúng ta lại bắt gặp  hình ảnh tượng thanh thật  đẹp:  “Sông Mã
         gầm  lên  khúc  dộc  hành”.  Với  hai  tiếng “gầm  lên"  là  hình  ảnh  thiên  nhiên  được
         nhân  hóa  từ  thác  nước  của  dòng  Sông  Mã  như biểu  hiện  sự  phẫn  nộ,  bức  xúc,
         căm  hờn  trong  tâm  thức  của  dòng  sông  khi  nó  mât  đi  những  người  bạn  đồng
         hành  trong  chiến  đâh,  tổ  quô'c  mâ't  đi  những  người  con  ưu  tú  và  hai  tiếng  “gầm
         lên"  có  khác  gì  như phát  súng  đại  bác  rền  vang giữa  rừng  đại  ngàn  Tây  Bắc  nơi
         chiến  khu  xưa  như khúc  ca bi  tráng,  tiễn  đưa  người  lính  trở về  với  đất  mẹ.  Như
         vậy,  trước  giờ  phút  cuôì  cùng  của  người  lính,  họ  không  hề  đơn  độc,  lẻ  loi  mà
         hình  hài  của  họ,  linh  hồn  của  họ  được  ôm  trọn  giữa  lòng  quê  hương  đất  nước,
         giữa  lòng  con  Sông  Mã  với  bao  thương  tiếc  lẫn  khâm  phục  vì  anh  đã  sông  và
         chết cho quê  hương này,  đất nước này.
           Nhấn  mạnh: Sự ra đi của người lính, cái  chết của họ không chỉ bảo vệ cho quê
         hương đất nước,  cho  tự do  độc  lập  của  dân tộc  mà họ còn  mang một nghĩa vụ  quô'c
         tế,  một nhiệm  vụ cao cả là cùng bảo vệ biên giới  của hai  đất nước Việt -   Lào.  Như
         vậy cái  chết của họ  càng cao  đẹp  hơn,  khâm  phục  hơn vì:  “Không có gi  cao  cả hơn
         một sự đau đớn  lớn".  (Musset-Pháp)

         116
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122