Page 135 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 135

không?  không!  Vì,  “điệp  điệp  trùng  trùng”  thì  vô  sô" kể,  vô  lượng,  vô  biên  làm
      sao  đếm  cho  xuể,  chính xác  được,  càng thấy rõ  tinh thần yêu  nước  nồng nàn  của
      tuổi  trẻ  Việt  Nam  thời  ấy  thật  tự hào.  Họ  không  hố'  thẹn  với  ông  cha  ta  ngày
      trước  đã  từng  làm  nên  bao  chiến  thắng  trước  quân  thù  phương  Bắc.  Và  hình
      ảnh:  “Ánh  sao đầu súng bạn cùng mũ  nang” toát lên hai hình ảnh vừa hiện thực
      vừa  lãng  mạn.  Hình  ảnh  “Ánh  sao  đầu  súng”  đưa  chúng  ta  hình  dung  vào  thời
      điểm  ấy  là  ban  đêm,  những  vì  sao  trên  bầu  trời  Việt  Bắc  đang  chiếu  rọi,  tỏa
      sáng trên từng đầu  súng, báng súng của người lính,  phản quang một sắc màu rực
      rỡ  như xua  tan  bóng  đêm  dày  đặc  giữa  chiến  trường và  hình  ảnh  “bạn  cùng mủ
      nang”  vừa  tượng  trưng  vừa  ẩn  dụ,  chúng  ta  lại  hình  dung  trên  từng  chiếc  nón
      của  người  lính  đều  có  gắn  một  ngôi  sao  đó  là  quô"c  huy  của  quân  đội  Việt  Nam
      biểu  tượng  ánh  sáng  của  cách  mạng,  ánh  sáng  của  niềm  tin  trong  chiến  thắng.
      Từ  hai  hình  ảnh  ấy,  khơi  dậy  trong  chúng  ta  một  cảm  nhận,  phải  chăng,  ánh
      sáng  của  thiên  nhiên,  ánh  sáng  từ  những  vì  sao  trên  bầu  trời  Việt  Bắc  lúc  ấy
      cùng  hòa  quyện,  nôl  kết  với  ánh  sáng  cách  mạng,  ánh  sáng  từ  những  ngôi  sao
      trên từng chiếc mũ  người  lính tạo thành một thứ ánh sáng mới,  ánh sáng kì  dịu,
      tổng hợp  sẽ  giúp  cho  người  lính  nhìn  rõ  quân  thù  sẵn  sàng  chiến  đấu,  tiêu  diệt.
      Ngoài vẻ  đẹp  của đoàn  quân trên  đường ra trận,  nhà thơ miêu tả vẻ  đẹp  của bao
      chiến sĩ vô  danh thầm lặng giữa cuộc sống đời thường với  lời thơ:

                              “Dân công đỏ đuốc từng đoàn
                         Bước chân  nát đả,  muôn  tàn  lửa bay”
         Tiếng  gọi  “dân  công”  cho  chúng  ta  nhớ  lại  hình  ảnh  những  người  dân  đang
      làm  công  tác  ở  chiến  trường,  họ  có  nhiệm  vụ  chuyển  tải  lương thực,  thuôc  men,
      đạn  dược,  vũ  khí,  quân  trang,  quân  dụng  nhằm  hỗ  trợ  cho  tiền  tuyến.  Họ  là
      những chiến  sĩ thầm  lặng vô  danh,  luôn  luôn tạo thêm  sức  mạnh,  hậu thuẫn cho
      người  lính  trong  chiến  đấu.  Và  hình  ảnh  “đỏ  đuốc  từng  đoàn”  toát  lên  một  khí
      thế  sục  sôi,  hừng  hực  của  bao  lớp  người  dân  công  trên  đường  ra  tiền  tuyến  và
      trên cánh  tay  của họ,  mỗi  người  cầm  một ngọn đuốc sáng,  với hàng hàng lớp lớp
      nôi  nhau,  làm  sáng rực  cả bầu  trời  Việt  Bắc  và  ánh  sáng từ ngọn  đuô"c  của  đoàn
      dân  công,  sẽ  giúp  cho  người  lính  nhìn  rõ  quân  thù,  sào  huyệt  của  chúng  mà
      chiến  đấu  quyết  liệt,  dũng cảm,  quên  mình  là vẻ  đẹp về  tinh thần  đâu tranh bất
      khuất  của nhân  dân  ta trong kháng chiến.  Và thi  ảnh:  “bước chân  nát đá,  muôn
      tàn  lửa  bay”  kết  hợp  biện  pháp  tượng trưng và  ẩn  dụ  toát  lên  một  nét  đẹp  mới.
      Tiếng  gọi:  “bước  chân  nát  đá”,  Tố  Hữu  mượn  thành  ngữ:  “chân  cứng  đá
      mềm”,trong văn  học  dân  gian  để thấy  rõ  bước  chân  của nhân  dân  ta  đi  đến  đâu
      sẽ  tạo  một  sức  mạnh vũ  bão,  làm  cho  đá phải  nát,  phải  mềm,  quân  thù  phải  run
      sợ,  khiếp  sợ  trước  khí  thế sục  sôi  rực  lửa  đầy  nhiệt  huyết  của  một  dân  tộc  trên
      đường ra trận  để thấy  rõ:  “Nước chúng ta,  nước  những người  chưa  bao giờ khuất”
      sẵn  sàng tiếp nối truyền thống yêu nước của ông cha ta như Lê Lợi,  Quang Trung,

      134
   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140