Page 134 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 134

quân  dân ta giữa bầu trời Việt Bắc,  của những con đường Việt Bắc.  Với hình ảnh
     đầu  tiên  ta bắt  gặp:  “Những dường  Việt Bác  của  ta”.  Tiếng gọi  “của  ta”  là tiếng
     nói  dứt  khoát  của  quân  dân  ta  với  tinh  thần  làm  chủ  trước  khí  thế sục  sôi  rực
     lửa  của  chiến  trường.  Có  được  tiếng  gọi  “của  ta”  phải  đánh  đổi  biết  bao  sinh
     mạng,  xương  máu,  mồ  hôi  nước  mắt  của  người  dân  Việt  trên  mảnh  đâ't  này  là
     thê  hiện  tình yêu  nước của quân  dân ta trong kháng chiến,  gợi  cho chúng ta nhớ
     lại  hồn  thơ  của  Tô  Hữu  cũng  từng  nói  lên  tiếng  nói  ấy:  “Cửa  ta  trời  đất  đêm
     ngày.  Núi  kia đồi  nọ  sông này của ta”.  Nôl tiếp  là hình  ảnh;  “Đêm đêm  rầm  rập
     như là  đất  rung”.  Với  từ  láy  tượng  thanh  “rầm  rập”  kết  hợp  hình  ảnh  so  sánh
     “như là  đất  rung”  vừa  hiện  thực  vừa  cường  điệu,  thể  hiện  khí  thế hào  hùng  của
     quân và  dân  ta trên  đường ra trận,  tạo  nên  sự vang dội  rộng khắp,  làm  cho  trời
     phải  xoay,  đất  phải  rung,  phải  chuyến  càng thể  hiện  lòng  căm  thù  giặc  sâu  sắc
     của  quân  và  dân  ta  lên  đến  cao  độ,  làm  cho  quân  thù  phải  khiếp  sợ hồn xiêu  lạc
     phách,  là  thể hiện  tình yêu  nước nồng nàn  của dân  tộc.  Sức  mạnh  ấy  có  khác  gì
     như sức mạnh  của Thánh  Gióng của Phù  Đổng từng nhổ tre bên  đường đánh tan
     quân  giặc  Ân.  Chỉ  có  những con  người  bất  khuất,  một  dân  tộc  hào  hùng thì  mới
     dám  đôì  đầu  trước  một  tên  thực  dân  hung hãn,  hùng mạnh  trong  tinh  thần  sục
     sôi  căm hờn như thế.
        2.  P hân tích câu  3  đến câu 6:
                             “Quân đi điệp điệp trùng trùng

                        Anh sao  đẩu súng bạn cùng mũ  nang.
                             Dán công đỏ đuốc từng đoàn.
                         Bước chân  nát đá muôn tàn  lửa bay.”
                                                             (trích "Việt Bắc" -  Tố Hữu)
        Hình  ảnh  “quân  đi”,  cho  chúng ta hình  dung anh  lính  cụ  Hồ,  những chàng vệ
     quô'c  quân  trên  đường  ra  trận  thật  hiên  ngang.  Quả  thật,  khi  Tổ  Quôh  cần,  non
     sông réo gọi,  họ  đã  đáp  lời  sông núi,  ra  đi  cứu  nước với  một tinh thần tự nguyện
     của  tuổi  trẻ  Việt  Nam  thời  ấy.  Họ  đã  bỏ  lại  sau  lưng bao  kỉ  niệm  đẹp  của quãng
     đời tươi  trẻ,  hóa  thân thành những chinh  nhân,  những tráng sĩ,  những ly khách
     của  ngày  xưa  thật  đẹp  tự hào.  Với  cụm  từ láy  “điệp  điệp  trùng  trùng”  vừa  hiện
     thực  vừa  lãng  mạn,  đưa  chúng ta  hình  dung  đoàn  quân  Việt  Nam  trên  đường ra
     trận  thật vô  số kể,  không thể đếm  được,  định lượng được,  càng thấy rõ  lòng căm
     thù  giặc,  tinh  thần  yêu  nước  nồng  nàn  của  tuổi  trẻ  Việt  Nam  thật  bất  khuất  tự
     hào  mãi  mãi  tiếp  nôi  vẻ  đẹp  của  Lê  Lợi,  Trần  Hưng  Đạo,  Quang  Trung...  từng
     làm  nên bao  chiến  công lẫy lừng trong lịch  sử.  Tiếng gọi “điệp điệp  trùng trùng”
     chúng ta  lại  nhớ  đến  ca  dao Việt  Nam  có  nói:  “Đố ai  biết  lúa mấy cây.  Biết sông
     mấy  khúc,  biết  mây  mấy  tầng”.  Vậy  đô'  ai  biết  được  bước  chân  của  đoàn  quân
     Việt  Nam  trên  đường  ra  trận  vào  thời  điểm  ấy  có  bao  nhiêu  không?  đếm  được

                                                                                 133
   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139