Page 49 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 49
Bỉnh Khiêm, và sau náy cả trong Nguyễn Công Trứ
cũng như lớp nhà Nho mà Trần Đình Hượu gọi là
nhà Nho Tài tử.
Trái lại, ta có một Đạo giáo riêng, thuần túy
Việt Nam với các Thánh Mau, những con người rất
quan tâm tới cuộc sống của người dân, tới vận mệnh
đất nước. Điều này sẽ bàn trong chương nói về Đạo
giáo Việt Nam.
2.5. Đạo Nho sẽ được bàn riêng trong chương
nói về Nho giáo. Tuy các nhá Nho Việt Nam chỉ
học đọc sách Trung Hoa để thi cử, nhưng vãn học
bằng chữ Hán của Việt Nam từ đầu đến cuối lại là
văn học yêu nước, của người bầy tôi nước Việt, tự
hào về truyền thống giữ gìn độc lập. Nho giáo góp
phần quyết àịnh vào sự biến đổi văn hóa theo hình
thức Trung Quốc nhưng vẫn giữ gìn nội dung dân
tộc. Không một nhà Nho nào, theo như tôi biết, coi
nhẹ hay khinh thường văn hóa dân gian (8). Chính
các nhà Nho Việt Nam thòi Pháp xâm lược cầm đầu
các phong trào c ần Vương, phong trảo cải cách và
không ít người bị tù, bị giết, họ làm thành tầng lớp
gọi là sĩ phu yêu nước. Rồi con cái họ nhiều người
trở thành những người đứng đầu Đảng Cộng sản.
Việt Nam chỉ có một truyền thống trí thức là trí
thức yêu nước.
2.6. Đạo Thiên Chúa khi du nhập vào châu Mĩ
hay châu Á, không còn là tôn giáo của những người
bị áp bức dưới thời Đế chế La Mã. Nó cũng không
còn là mối liên hệ tinh thân của châu Au dưới thời
chế độ phong kiến, mà là võ khí tinh thần của chế
51