Page 13 - Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình Tập 4
P. 13
nên ăn các loại bánh kẹo ngọt, chocolate, quả ngọt khô, quả
ngọt ngâm đường, mứt hoa quả, các loại nước uông có đường
mật, nước uống đóng lon, chai.
Người bị đái tháo đường có thể ăn hoa quả chín (80-100g/
lần X 2-3 lần/ngày], nhưng phải giảm lượng cơm đi. Nên ăn
quả chín ở dạng miếng, không nên ăn ở dạng xay sinh tô" vì
làm cho đường hấp thụ nhanh hơn.
Các bệnh về thận không nên ăn chuôi tiêu
Với những người bị suy thận, viêm cầu thận nếu xét nghiệm
có kali (potassium) trong máu cao, thì không nên ăn chuôi tiêu
và các loại rau quả nói chung vì các loại thực phẩm này chứa
nhiều muôi kali. Nếu ăn nhiều chuôi tiêu, nhiều rau quả sẽ
làm nồng độ kali trong máu tăng, dẫn đến tình trạng bệnh
càng nặng hơn.
Theo bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam năm 2000,
hàm lượng kali (trong lOOg thực phẩm ăn đưỢc] của đậu tương
(đậu nành) là cao nhất. Tiếp theo, hàm lượng kali có trong
thực phẩm theo chiều giảm dần gồm đậu xanh, sầu riêng,
lá lôl, cơm dừa già, cá ngừ, vừng (mè), rau khoai lang, măng
chua, cá thu, rau dền đỏ, rau ngót, khoai sọ, gan lợn, lạc (đậu
phông), rau đay, củ cải, cá chép, khoai tây, rau mồng tơi, rau
bí, bầu dục (cật) lợn, thịt bò, bí ngô (bí đỏ).
Vì vậy, người bị suy thận, viêm cầu thận có kali trong máu
cao nên chiếu theo bảng thành phần dinh dưỡng này để lựa
chọn loại thức ăn an toàn cho sức khỏe.
14